Dệt may là một trong những lĩnh vực quan trọng trong nền kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ và chiếm 6% – 7% GDP. Hiện nay, nước này có khoảng 40 ngàn công ty hoạt động trong lĩnh vực dệt may. Sở hữu hơn 750 ngàn người lao động trực tiếp với tay nghề cao của nền kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ. Ngành dệt may cũng góp phần tạo việc làm gián tiếp cho một lực lượng lao động lớn Thổ Nhĩ Kỳ.

1.Kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ: Lịch sử phát triển của ngành dệt may

Nắm vai trò quan trọng trong nền kinh tế Thổ Nhĩ Kỹ, ngành dệt may có lịch sử từ thời Đế chế Ottoman. Trong thế kỷ 16 và 17, phát triển mạnh mẽ và được mở rộng ngay cả giai đoạn suy yếu của Đế chế Ottoman.

Ngành dệt may phát triển nhanh chóng và vững chắc về chất lượng, sản lượng, thương hiệu, quy mô. Việc trồng và chế biến bông tạo đà thuận lợi cho ngành này trong những năm sau này.

Sau khi kết thúc giai đoạn phát triển theo kế hoạch lần thứ nhất, năm 1972, ngành dệt may đạt mức độ phát triển cao. Từ năm 1980 – 1989 là giai đoạn mà nền kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ chú trọng phát triển ngành dệt.

Dệt may là một trong những ngành kinh tế mũi nhon tại Thổ Nhĩ kỳ

2.Kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ: Sản xuất và tiêu thụ của ngành dệt may

a. Sản xuất

Sản xuất hàng may mặc đóng vai trò quan trọng trong ngành công nghiệp thế giới. Hiện tại đứng thứ 8 về sản xuất, thứ 4 về tiêu thụ cotton trên thế giới. Đứng thứ 3 về sản xuất cotton hữu cơ sau Ấn Độ và Syria là nhà cung cấp lớn thứ 6 thế giới và thứ 2 EU.

Là một ngành trọng điểm, có khoảng trên 18.000 nhà máy, cơ sở may. Trong đó có 2.000 nhà máy có quy mô lớn và sản xuất với công nghệ hiện đại. Mỗi nhà máy sử dụng trên 150 lao động, đóng góp to lớn với doanh số bán hàng trên 15 triệu USD/năm.

Công suất máy móc

Công suất hàng dệt hiện chiếm khoảng 3% công suất dệt kim sợi ngắn của thế giới. Trong đó 5% dệt kim sợi dài, 3,5% công suất dệt không thoi; 1,9% công suất dệt thoi và 5,1% công suất dệt len. Đa số các nhà máy dệt có quy mô trung bình.

Nhiều cơ sở sản xuất đã có các hệ thống sản xuất liên hoàn. Công suất đạt 1,35 triệu tấn/năm đối với hàng dệt, 2,25 triệu tấn/năm đối với hàng len. Những năm gần đây sản xuất một số sản phẩm dệt như quần áo nịt, bít tất và các hàng dệt kim khác tăng trưởng nhanh. Với những đầu tư mới, ước tính khả năng sản xuất đạt đến 200 triệu tấn/năm. Nguyên liệu sợi tổng hợp cũng được sản xuất với khối lượng lớn.

Các vùng sản xuất hàng dệt may

Chủ yếu là Istanbul, Izmir, Denizli, Bursa, Kahramanmaraş và Gaziantep. Trong đó, có những điểm rất nổi tiếng như Laleli – Aksaray, Nisantasi – Sisli…tại thành phố Istanbul. Tại đây, hàng hóa được sản xuất, xuất khẩu đi các vùng trong khu vực Châu Âu.

b. Tiêu thụ

Với sự kết hợp giữa truyền thống và công nghệ hiện đại, các sản phẩm có tính trạnh tranh cao trong thị trường Châu Âu.

Đối với thị trường nội địa được người tiêu dùng rất ưu chuộng. Với dân số trên 75,6 triệu người, sức mua nội địa của nước này là rất lớn. Hàng dệt may được bán rộng rãi ở khắp các cửa hàng lớn nhỏ. Phân bố từ chợ trời đến siêu thị tại 81 tỉnh thành phố trên toàn lãnh thổ.

Các công ty dệt may lớn của Thổ Nhĩ Kỳ như Tema Mağazacilik, Yeşim Tekstil San. ve Tic, Sarar Giyim…Các thương hiệu nổi tiếng như Sarar, Yargici textile, Mavi jeans, Ipekyon, Kotton, Waikiki LC…

Những khó khăn của ngành dệt may

Bên cạnh những thuận lợi, hiện ngành dệt may của Thổ Nhĩ Kỳ bị cạnh tranh gay gắt. Hàng xuất khẩu giá thấp từ Trung Quốc tại thị trường nội địa và thị trường Châu Âu và Mỹ. Hiện tại, Thổ Nhĩ Kỳ đang có những chính sách mới để cải thiện ngành dệt may trong năm tới.

Nhiều công ty may hàng đầu đã và đang xây dựng các nhà mẫu riêng của mình. Họ xây dựng hệ thống bán hàng ở nước ngoài, thành lập liên doanh với các nhà phân phối. Họ đã mua lại một số hệ thống phân phối, nhãn hàng từ các công ty của các nước Tây Âu.

Thổ Nhĩ Kỳ đã sản xuất cho nhiều hãng thời trang nổi tiếng của Tây Âu và Mỹ. Các thương hiệu đó là Versace đến Benetton, Wal-Mart và Carrefour trong 2 thập niên qua.
Thị trường xuất khẩu hàng dệt may của Thổ Nhĩ Kỳ chủ yếu là các nước Châu Âu (Nga, Italia, Đức, Rumania, Ban Lan…), Trung Đông, Mỹ.

3. Kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ: Xuất khẩu và nhập khẩu của ngành dệt may

a. Xuất khẩu

Xuất khẩu hàng dệt may của Thổ Nhĩ Kỳ đã duy trì tốt sự tăng trưởng. Cụ thể, năm 2010 đạt 21.648,9 triệu USD, tăng 13%; năm 2011 đạt 24.748,1 triệu USD. Tăng 14,3%; năm 2012 đạt 25.301,5 triệu USD, tăng 2,2%; 7 tháng đầu năm 2013 đạt 15.871,7 triệu USD, tăng 9,8%.

Như vậy, trong giai đoạn này xuất khẩu hàng dệt may của Thổ Nhĩ Kỳ tăng cao nhất là năm 2011. Sau đó là 2010, 7 tháng đầu năm 2013 và cuối cùng là năm 2012.

Thị trường xuất khẩu hàng dệt may của Thổ Nhĩ Kỳ chủ yếu là Châu Âu, Trung Đông, Mỹ.

b. Nhập khẩu

Mặc dù là nước xuất khẩu lớn về hàng dệt may, nhưng hàng năm vẫn nhập khẩu mặt hàng này với giá trị không nhỏ.

Thổ Nhĩ Kỳ nhập khẩu từ Italia, Tây Ban Nha, Trung Quốc, Anh, Đức, Pháp, Bulgaria, Ấn Độ, Hy lạp và Hà Lan. Các nước chính xuất khẩu sợi và hàng dệt sang Thổ Nhĩ Kỳ gồm Mỹ, Italia, Đức, Trung Quốc, Ấn Độ… Trong đó có cả Việt Nam, Hàn Quốc, Pakistan, Indonesia và Hy Lạp.

Các công ty nước ngoài rất chú trọng dịch chuyển sản xuất tới Thổ Nhĩ Kỳ.

Hiện có 294 công ty nước ngoài hoạt động trong lĩnh vực dưới hình thức liên doanh và 100% vốn nước ngoài. Nhiều công ty hàng đầu thế giới như Hugo Boss và Levi Strauss có nhà máy hoạt động sản xuất tại Thổ Nhĩ Kỳ.

Các nhãn hiệu bán lẻ nổi tiếng như Mark and Spencer, JC Penny và Sears đã đặt các văn phòng và đại lý. Các công ty GAP, Next và Nike cũng mua hàng trực tiếp từ các nhà sản xuất Thổ nhĩ Kỳ.

Với 50% dân số tuổi dưới 28 và có vị trí cầu nối với Châu Âu, Trung Đông và Bắc Phi. Thổ Nhĩ Kỳ ngày càng thu hút sự đầu tư sản xuất và kinh doanh của các công ty nước ngoài trong lĩnh vực dệt may.

Visa E2 – Giải pháp đến Mỹ trong vòng 6 tháng

Chương trình quốc tịch Thổ Nhĩ Kỳ là lựa chọn tối ưu giúp lấy visa E2 đến Mỹ kinh doanh. Một số ưu điểm có thể kể đến như: thời gian xét duyệt nhanh; mức đầu tư thấp; điều kiện hợp lý; cho phép mang song tịch… Khai Phú hiện giới thiệu tới các nhà đầu tư dự án Bất động sản tại Istanbul, khu vực có giá trị tăng trưởng BĐS nhanh.

Quý nhà đầu tư quan tâm đến chương trình, vui lòng liên hệ với Khai Phú theo thông tin bên dưới.

KHAI PHÚ INVESTMENTS & MIGRATION

Văn phòng TP.HCM:

Tầng 34, Tòa nhà Bitexco Financial Tower, Số 2 Hải Triều, Quận 1.

Hotline: 0901 888 803 – (028) 6291 8889

 

Văn phòng Hà Nội:

Tầng 6, Tòa nhà Nhật Lâm, số 34 Hoàng Cầu mới, Quận Đống Đa, Hà Nội.

Hotline: 0901 888 830 – (024) 7108 9111