10 lầm tưởng phổ biến về hộ chiếu châu Âu (P2)
Nếu như quý anh chị đã tìm hiểu (Phần 1) 10 lầm tưởng phổ biến về quốc tịch châu Âu thì còn đó nhiều nhà đầu tư vẫn mơ hồ về quyền sở hữu hộ chiếu châu Âu.
Thông qua bài viết này, Khai Phú sẽ giúp quý nhà đầu tư làm sáng tỏ những điều mà mình còn băn khoăn.
Lầm tưởng 6. Hộ chiếu châu Âu diện đầu tư khác với hộ chiếu công dân EU phổ thông
Hiện nay, đa phần các chương trình định cư EU đều là chương trình đầu tư thường trú nhân. Có nghĩa các nhà đầu tư sẽ nhận được thẻ thường trú nhân và yêu cầu tuân thủ thời gian sinh sống tối thiểu. Tùy vào từng quốc gia mà 5-7 năm sau đó, nhà đầu tư được phép thi quốc tịch.
Trong thời gian là thường trú nhân, nhà đầu tư sẽ bị hạn chế so với quyền công dân EU. Điển hình như Malta, nhà đầu tư phải chịu sự kiểm soát của các cơ quan chính phủ tương ứng trong vài năm sau khi có quốc tịch. Thực tế này đôi khi dẫn đến nhiều người nhầm lẫn rằng hộ chiếu châu Âu do đầu tư khác với hộ chiếu công dân EU phổ thông.
Sự thật là quyền lợi hộ chiếu theo diện đầu tư hoàn toàn giống với hộ chiếu EU phổ thông. Dưới đây là các quyền lợi cơ bản do quốc tịch EU cung cấp:
- Tự do đi lại trên lãnh thổ EU và khu vực Schengen.
- Miễn thị thực hoặc nhập cảnh đơn giản đến 180 quốc gia bao gồm Mỹ và Vương quốc Anh.
- Sống với gia đình ở bất kỳ quốc gia thành viên EU nào theo diện đăng ký thường trú.
- Làm việc và điều hành doanh nghiệp ở bất kỳ quốc gia thành viên EU nào.
- Sở hữu bất động sản ở các nước EU, cho thuê và nhận thu nhập.
- Tiếp cận hệ thống chăm sóc sức khỏe.
- Chuyển quyền công dân cho trẻ em sinh ra trên lãnh thổ EU.
- Mở tài khoản tại các ngân hàng Châu Âu.
- Được pháp luật của đất nước bảo hộ.
Lầm tưởng 7. Một nhà đầu tư phải từ bỏ quốc tịch đầu tiên của mình và đóng thuế tại quốc gia mới
Điều này bắt nguồn từ thực tế trên thế giới có nhiều nước không chấp nhận quyền song tịch. Điển hình như Nhật Bản, công dân nước ngoài phải từ bỏ quốc tịch của họ nếu muốn nhập tịch.
Tuy nhiên, hầu hết các quốc gia có chương trình đầu tư định cư EU đều chấp nhận song tịch. Cả Malta, Bồ Đào Nha và Hy Lạp đều không yêu cầu nhà đầu tư từ bỏ quốc tịch của mình.
Hai quốc tịch – hay song tịch – có nghĩa là đồng thời là công dân của hai quốc gia và chia sẻ các quyền và trách nhiệm của công dân ở mỗi quốc gia, bao gồm cả việc đóng thuế và nghĩa vụ quân sự.
Yêu cầu phải đóng thuế cho quốc gia thuộc EU là một người phải sống ở đó hơn 183 ngày/năm. Họ có thể sống trong nước với bất kỳ tình trạng nào: có giấy phép cư trú, thường trú hoặc quốc tịch. Một công dân EU có quyền chuyển đến một quốc gia khác để thường trú. Sau đó, họ có thể đóng thuế theo mức của quốc gia đó.
Lầm tưởng 8. Một người phải sống vĩnh viễn ở quốc gia có quốc tịch thứ hai
Thực tế không có chương trình định cư châu Âu nào có yêu cầu khắt khe như vậy. Sau khi có hộ chiếu, nhà đầu tư được tự do sống và đi đến các nước thuộc EU. Họ chỉ cần mang hộ chiếu để đăng ký cư trú trong vòng ba tháng sau khi chuyển đến đó.
Rất nhiều nhà đầu tư sau khi có được quốc tịch Malta đã chuyển đến sống ở một quốc gia có mức sống cao hơn, chẳng hạn như Đức, Hà Lan hoặc Ý.
Đồng thời, nếu họ sống ở nước này hơn 183 ngày/năm họ phải đóng thuế cho nước sở tại. Quy tắc này được áp dụng ở tất cả các quốc gia thuộc Liên minh Châu Âu.
Lầm tưởng 9. Con cái trưởng thành không được cấp hộ chiếu châu Âu với nhà đầu tư
Thực tế, con cái trưởng thành của nhà đầu tư có thể được cấp thẻ cư trú hoặc quốc tịch. Các quy tắc như vậy áp dụng cho các chương trình thường trú ở Bồ Đào Nha và Hy Lạp. Hay con cái dưới 26 tuổi và cha mẹ của đương đơn có thể xin hộ chiếu Malta.
Theo quy định, những người tham gia bổ sung phải phụ thuộc tài chính vào người nộp đơn. Điều này sẽ được xác nhận bằng cách xác minh sống chung tại một địa chỉ. Hoặc có bảng sao kê ngân hàng chứng minh có lịch sử chuyển khoản thường xuyên.
Ngoài ra, tùy theo chương trình mà có những điều kiện khác nhau để bảo lãnh con cái. Nhà đầu tư có thể liên hệ hotline Khai Phú 0901 888 803 để nhận tư vấn chương trình định cư EU phù hợp.
Lầm tưởng 10. Con cháu sẽ không tự động trở thành công dân EU
Sự lầm tưởng này xuất hiện vì một lý do: mỗi quốc gia tuân thủ các nguyên tắc kế thừa quyền công dân riêng.
Quyền công dân Malta được thừa kế bất kể đương đơn sống ở đâu và nơi con cháu của họ sinh ra. Nếu một nhà đầu tư nhận được hộ chiếu EU, nhưng vẫn tiếp tục sống ở quê hương của mình thì con cháu sinh ra sau đó, trong hầu hết các trường hợp, sẽ tự động thừa kế cả hai quyền công dân.
Ở các quốc gia EU khác, một hoặc cả cha và mẹ sẽ được yêu cầu sống trong nước. Luật lệ của Bồ Đào Nha là một ví dụ điển hình cho nhà đầu tư có thị thực vàng. Bởi vì con mới sinh ra của họ sẽ được nhận ngay quốc tịch Bồ Đào Nha. Để làm được điều này, nhà đầu tư sẽ chỉ cần ở trong nước Bồ Đào Nha 7 ngày.
Làm thế nào để có hộ chiếu châu Âu bằng cách đầu tư?
Để sở hữu quốc tịch EU, quý anh chị có thể chính thức đầu tư vào bất động sản hoặc cổ phiếu. Tùy vào chương trình, nhà đầu tư có thể nhận thu nhập và đôi khi là đảm bảo hoàn trả. Đây thường là con đường nhanh nhất và có lợi nhất để có hộ chiếu châu Âu.
TẠI SAO CHỌN KHAI PHÚ?
CHỌN ĐỒNG HÀNH CÙNG KHAI PHÚ – HIỆN THỰC HÓA GIẤC MƠ DI TRÚ
Khai Phú Investments & Migration có hơn 12 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Đầu tư di trú, hỗ trợ hơn 1.000 gia đình định cư thành công tại các quốc gia Mỹ, Úc, Châu Âu, Canada và khu vực Caribbean. Khai Phú hiện hợp tác với các Tập đoàn và Hãng luật toàn cầu có hơn 40 năm kinh nghiệm. Đội ngũ nhân viên tận tâm, chuyên nghiệp. Khai Phú sẽ là người bạn đồng hành cùng quý Anh/Chị hiện thực hóa giấc mơ định cư.
Nếu Quý anh chị nhà đầu tư Quan tâm chương trình Định cư Châu Âu. Xin vui lòng liên hệ với Khai Phú theo thông tin bên dưới.
KHAI PHÚ INVESTMENTS & MIGRATION
Văn phòng TP.HCM:
Tầng 34, Tòa nhà Bitexco Financial Tower, Số 2 Hải Triều, Quận 1.
Hotline: 0901 888 803 – (028) 6291 8889
Văn phòng Hà Nội:
Tầng 4, tòa nhà Sun Ancora, số 03 Lương Yên, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội
Hotline: 0901 888 830 – (024) 7108 9111