Đối với những công dân nước ngoài đang sinh sống, làm việc và có quốc tịch Mỹ thì Medicare là một chương trình quan trọng mang đến nhiều quyền lợi cho họ. Thế nhưng, đây lại là bảo hiểm y tế rất phức tạp và khó khăn trong việc ghi danh đăng ký cũng như điều kiện thụ hưởng đối với người định cư Mỹ.
Medicare là chương trình bảo hiểm sức khỏe liên bang dành cho người có quốc tịch Mỹ từ 65 tuổi trở lên hoặc những người dưới 65 tuổi nhưng có khuyết tật hoặc thuộc trường hợp đặc biệt khác. Hàng triệu công dân và những người có quốc tịch Mỹ đã nhận được nhiều đài thọ thông qua Medicare, giúp giảm nhẹ một phần chi phí chăm sóc sức khỏe, dịch vụ đặc biệt và những quyền lợi ưu tiên.
Medicare được chia thành nhiều phần chính khác nhau như:
- Bảo hiểm Nằm viện (Phần A): Đài thọ dành cho việc khám chữa bệnh nội trú, chăm sóc tại cơ sở điều dưỡng chuyên nghiệp, chăm sóc giai đoạn cuối đời và một vài dịch vụ chăm sóc tại nhà
- Bảo hiểm Y tế (Phần B): Đài thọ dịch vụ bác sĩ nhất định, chăm sóc ngoại trú, cung cấp thuốc men và dịch vụ phòng ngừa
- Bảo hiểm Quản lý tư (Phần C): Đài thọ từ công ty bảo hiểm tư nhân có hợp đồng với chương trình Medicare để cung cấp quyền lợi chương trình Medicare Phần A và Phần B. Đây đồng thời có thể kết hợp đài thọ chi phí bệnh viện, bác sĩ, thuốc men vào một chương trình duy nhất, cũng có thể bao gồm quyền lợi bổ sung mà Phần A và Phần B không có
- Bảo hiểm Thuốc theo toa (Phần D): Mở rộng hơn so với phần A và Phần B hay một số chương trình bảo hiểm Medicare khác, đây là chương trình có thểm quyền lợi đài thọ thuốc theo toa và được cung cấp bởi công ty bảo hiểm đã được chấp thuận
Trong số đó, Phần A và Phần B là bảo hiểm được nhiều công dân Mỹ và người có quốc tịch Mỹ chọn lựa trước khi bước sang tuổi 65 vì nhiều khoản đài thọ và ưu đãi mà nó mang lại.
Nhà đầu tư có thể tìm hiểu thông qua ví dụ sau:
Một người Việt Nam có quốc tịch Mỹ, tính đến năm 65 tuổi ông chỉ mới làm việc tại Mỹ được 9 năm, Sở An sinh Xã hội Mỹ (SSA) muốn có Medicare và ông có thể mua bảo hiểm bằng cách trả lệ phí Phần A là 240$/tháng và Phần B là 135.5$/tháng. Còn vợ của ông hiện 61 tuổi, vẫn đang đi làm và có bảo hiểm tại cơ quan nhưng không trả cho phần người phối ngẫu (vợ/chồng) nên ông vẫn đóng bảo hiểm Covered California (đây là bảo hiểm dành cho công dân hoặc người có quốc tịch Mỹ ở California từ 19 đến 64 tuổi.).
Theo nguồn thông tin khác, khi vợ 62 tuổi vào năm tới, ông có thể xin hưởng Medicare với tư cách người phối ngẫu bằng cách dùng 40 tín chỉ làm việc của bà (1 tín chỉ sẽ bằng 3 tháng làm việc tại Mỹ). Ông không biết hình thức này có đúng hay không, và liệu ông có bị phạt nếu không xin Medicare lúc 65 tuổi không? Và nếu mua Medicare, ông có thể giữ Bảo hiểm Covered California vì lệ phí thấp hơn hay không?
Không chỉ ông mà đây hầu như là thắc mắc và lo lắng chung cho tất cả công dân Việt Nam có quốc tịch Mỹ.
Đứng trước tình huống này, ông sẽ có hai giải pháp lựa chọn như sau:
- Nhằm tránh bị phạt vì ghi danh trễ Phần B (sau 65 tuổi) ông có thể chọn đăng ký Phần A và Phần B ngay lúc này, trả lệ phí là 380$/tháng. Lúc ông ghi danh Medicare, bảo hiểm Covered California sẽ tự động chấm dứt.
- Theo nguyên tắc Bảo hiểm Y tế Covered California, khi ông qua 65 tuổi sẽ không thể tiếp tục hưởng bảo hiểm này nữa do có đủ điều kiện xin Medicare dù cho phải mua.
Nhưng Covered California vẫn còn một biệt lệ dành cho những ai không đủ 40 tín chỉ làm việc để hưởng Medicare Phần A miễn phí khi 65 tuổi. Chính là cho họ tiếp tục bảo hiểm sau 65 tuổi, nếu họ chọn tiếp tục hưởng Covered California và không ghi tên xin hưởng Medicare Phần A và Phần B.
Nếu chọn phương án hai thì vào năm tới khi vợ ông đủ 62 tuổi, ông có thể xin hưởng Medicare Phần A bằng 40 tín chỉ làm việc của vợ (hay còn gọi là ghi tên Medicare diện theo vợ/chồng) và không cần trả lệ phí mỗi tháng, nhưng ông phải trả tiền phạt vì ghi danh Medicare trễ sau 64 tuổi.
Trên đây là những giải pháp mà công dân Mỹ hoặc người có quốc tịch Mỹ có thể áp dụng nếu gần bước sang tuổi 65 nhưng vẫn chưa có Medicare. Vì đây là loại bảo hiểm vô cùng phức tạp và khó khăn khi ghi danh đăng ký và điều kiện để thụ hưởng, Quý nhà đầu tư cần phải xem xét và tìm hiểu từ sớm để tránh trường hợp bị phạt hoặc không được hưởng quyền lợi của mình.
Ngoài ra, Quý nhà đầu tư cũng có thể liên hệ với các cơ quan, văn phòng chính phủ, các sở…có thẩm quyền để thắc mắc, khiếu nại trong thời gian sớm nhất.
Quý nhà đầu tư quan tâm đến Chương trình Định cư Mỹ EB-5 và sở hữu quốc tịch Mỹ, vui lòng liên hệ với Khai Phú để được tư vấn nhanh nhất:
KHAI PHÚ INVESTMENTS & MIGRATION
Văn phòng TP.HCM:
Tầng 34, Tòa nhà Bitexco Financial Tower, Số 2 Hải Triều Q1.
Hotline: 0901 888 804 – 0901 888 803 – (028) 6291 8889
Văn phòng Hà Nội:
Phòng 612, tòa nhà Spaces Belvedere, số 28A Trần Hưng Đạo, Quận Hoàn Kiếm.
Hotline: 0901 888 830 – (024) 7101 4029