Các câu hỏi thường gặp về chương trình định cư Úc diện đầu tư, kinh doanh

Bài viết tổng hợp các câu hỏi thường gặp của nhà đầu tư về chương trình đầu tư định cư Úc diện doanh nhân; đầu tư.

1. Nguồn tiền đầu tư

1.1. Những loại tài sản nào có thể sử dụng để dùng vào mục đích chứng minh tài chính?

Những loại tài sản phổ biến được chọn đưa vào hồ sơ chứng minh tài chính của các nhà đầu tư; bao gồm:

– Bất động sản.

– Tài sản doanh nghiệp.

– Sổ tiết kiệm.

– Cổ phần; cổ phiếu.

Lưu ý là tất cả những tài sản nêu trên phải đứng tên và thuộc quyền sở hữu của đương đơn hoặc của vợ/chồng đi cùng.

1.2. Khi làm hồ sơ đầu tư định cư Úc; có cần chứng minh nguồn tiền đầu tư không và chứng minh như thế nào?

Giống như hầu hết các chương trình đầu tư định cư tại Mỹ và Canada. Chương trình Úc cần thiết phải chứng minh nguồn tiền đầu tư và nguồn tiền đầu tư này phải là nguồn trong sạch; hợp pháp. Việc chứng minh nguồn tiền sạch; thu nhập tích lũy hợp pháp sẽ phụ thuộc vào loại visa mà đương đơn lựa chọn. 

Ví dụ đối với visa 188B; chứng minh sở hữu tài sản tối thiểu 37;1 tỷ đồng (tương đương với 2;25 triệu AUD). Nếu tài sản là bất động sản; đương đơn cần diễn giải quá trình làm việc; tích lũy tiền tại thời điểm mua bất động sản.

Ngoài việc tham khảo kỹ lưỡng hướng dẫn của Bộ Di trú Úc đối với mỗi loại visa. Các nhà đầu tư cần lựa chọn đơn vị tư vấn và luật sư giàu kinh nghiệm để lên kế hoạch diễn giải hồ sơ chi tiết; gọn gàng; chỉnh chu và chính xác nhất. 

Để tìm hiểu cụ thể hơn về việc chứng minh nguồn tiền cho từng trường hợp và chương trình mà gia đình nhà đầu tư quan tâm; nhà đầu tư vui lòng liên hệ với Khai Phú Investments & Migration.

1.3. Nhà đầu tư có thể sử dụng bất động sản đang thế chấp tại ngân hàng để chứng minh tài chính không?

1.3.1. Hoàn toàn có thể. 

Tuy nhiên; đối với trường hợp này; giá trị dư nợ từ khoản vay thế chấp có thể bị trừ vào tổng giá trị tài sản; tùy vào mục đích thế chấp (thế chấp bảo đảm khoản vay cho công ty đưa vào hồ sơ; hay thế chấp bảo đảm cho khoản vay cá nhân/ của công ty khác công ty đưa vào hồ sơ).

 2. Yêu cầu về ngoại ngữ; sức khỏe; kinh nghiệm quản lý

2.1. Nhà đầu tư bắt buộc phải có khả năng tiếng Anh tốt để tham gia chương trình đầu tư định cư Úc không?

Đây là yêu cầu không bắt buộc.

Tuy nhiên; đối với các nhà đầu tư có chứng chỉ IELTS từ 5.0 hoặc 7.0 trở lên; tiếng Anh khá; sẽ giúp hồ sơ khách hàng được cộng điểm; và với trường hợp ứng viên trên 18 tuổi sẽ tránh phải đóng phí bảo trợ ngoại ngữ.

Phí bảo trợ ngoại ngữ phải đóng tương ứng:

– Đương đơn chính: ~162 triệu đồng (9.795AUD)

– Người phụ thuộc; thành viên trên 18 tuổi: ~80;9 triệu đồng (4.890AUD)

2.2. Về điều kiện sở hữu doanh nghiệp; cần chứng minh doanh nghiệp hoạt động đủ 2 năm theo năm tài chính Úc. Vậy năm tài chính Úc tính như thế nào?

Năm tài chính Úc được bắt đầu tính từ ngày 1/7 của một năm và kết thúc vào cuối ngày 30/6 năm kế tiếp.

Trong khi đó; ở Việt Nam; Chính phủ quy định năm tài chính là năm dương lịch bắt đầu từ ngày 01/01 và kết thúc ngày 31/12 hàng năm.

Như vậy; nếu quy đổi từ năm tài chính Úc sang năm của Việt Nam; doanh nghiệp phải hoạt động đủ 2 năm tài chính Úc sẽ tương đương đã hoạt động tại Việt Nam được 3 năm.

2.3. Những bệnh nào khiến nhà đầu tư không được tham gia chương trình đầu tư định cư Úc?

Nhìn chung; Chính phủ Úc sẽ từ chối những người nhập cư có các vấn đề sau:

– Tiêu tốn nhiều chi phí chăm sóc sức khỏe.

– Mắc những bệnh lây lan; đe dọa đến sức khỏe cộng đồng Úc. Cụ thể; những bệnh không được nhập cư Úc phổ biến gồm:

– HIV/AIDS.

– Viêm gan: Khi kiểm tra sức khỏe; nếu đương đơn có dấu hiệu bị viêm gan; Bộ Di trú Úc sẽ yêu cầu kiểm tra kỹ hơn. Nếu đã mắc bệnh viêm gan; đương đơn sẽ bị từ chối cấp visa. Trường hợp chỉ nhiễm virus; cần áp dụng những biện pháp phòng bệnh để được xét cấp visa.

– Bệnh lao phổi: Chính phủ Úc cho đây là mối đe dọa lớn nhất đối với sức khỏe cộng đồng. Tương tự như viêm gan; nếu có dấu hiệu bị bệnh lao; đương đơn sẽ cần kiểm tra thêm. Người mắc bệnh lao sẽ bị từ chối cấp visa. Chỉ khi đương đơn đã điều trị và hết bệnh; Bộ Di trú mới xem xét lại. Trường hợp bị bệnh lao tiềm ẩn; đương đơn có thể được cấp visa nhưng phải ký cam kết về sức khỏe.

– Sốt vàng da: Bộ Di trú Úc khuyến khích người xin nhập cư Úc tiêm chủng ngừa sốt vàng da. Đặc biệt là những người đã qua đêm tại nơi có dịch bệnh 6 ngày trước khi đến Úc.

– Các bệnh bại liệt; ung thư; nhiễm virus Ebola và có vấn đề về tim mạch cũng được xếp trong nhóm những bệnh không được nhập cư Úc.

2.4. Việc khám sức khỏe được tiến hành ở đâu?

Sau khi nhận được yêu cầu từ Bộ Di trú; đương đơn có trách nhiệm khám sức khỏe tại những trung tâm khám sức khỏe do Bộ Di trú Úc chỉ định mới hợp lệ cho hồ sơ định cư Úc. Điển hình như International Organization for Migration (IOM) hoặc Raffles Medical – Ho Chi Minh City. 

Sau khi khám; kết quả sẽ được gửi trực tiếp từ trung tâm đến MOC là Cơ quan kiểm tra điều kiện sức khỏe tại Úc

3. Quốc tịch Úc

3.1. Điều kiện nhập quốc tịch Úc là gì?

Để nộp hồ sơ xin quốc tịch Úc; nhà đầu tư và gia đình cần thỏa các điều kiện sau: 

– Có 4 năm sống ở Úc với visa tạm trú; có quyền thường trú đủ 1 năm.

– Không rời khỏi Úc quá 1 năm trong vòng 4 năm trước ngày nộp đơn; và không vắng mặt ở Úc 90 ngày trong vòng 1 năm trước ngày nộp đơn.

– Vượt qua kỳ thi quốc tịch Úc; gồm các kiến thức liên quan đến nước Úc; con người; luật pháp; Chính phủ Úc…

– Có nhân phẩm và đạo đức tốt; không vi phạm pháp luật Úc.

– Thỏa điều kiện về trình độ ngoại ngữ.

– Có ý định sống ở Úc hoặc vẫn tiếp tục đến Úc thường xuyên nếu sống ở nước ngoài.

4. Thời hạn visa/ Thời gian cư trú

4.1. Các visa định cư Úc diện doanh nhân; đầu tư có thời hạn trong bao lâu?

– Các visa định cư tạm bao gồm 188A; 188B và 188C có thời hạn là 4 năm 3 tháng.

Đối với visa 188B và 188C; sau 4 năm khoản đầu tư đáo hạn và thỏa điều kiện về cư trú; gia đình nhà đầu tư có thể nộp hồ sơ xin lên thường trú.

Đối với visa 188A; sau khi thỏa điều kiện về kinh doanh và cư trú; nhà đầu tư có thể nộp hồ sơ xin lên thường trú. Trong trường hợp hết hạn visa nhưng chưa thỏa điều kiện về kinh doanh; nhà đầu tư có thể xin gia hạn thêm 2 năm (chỉ được gia hạn 1 lần) để tiếp tục kinh doanh.

– Visa 132A là visa thường trú Úc có thời hạn 5 năm; sau khi hết hạn có thể xin gia hạn thêm.

Tuy nhiên; sau tối thiểu 4 năm cư trú ở Úc và thỏa điều kiện về cư trú; nhà đầu tư và gia đình có thể nộp đơn xin nhập quốc tịch Úc mà không cần phải gia hạn thêm.

4.2. Thời gian cư trú bắt buộc đối với các visa Úc như thế nào?

– Đối với visa 188A; để xin lên quyền thường trú; đương đơn cần cư trú tối thiểu 1 năm trong vòng 2 năm trước ngày nộp đơn.

– Đối với visa 188B; để xin lên quyền thường trú; đương đơn cần cư trú tối thiểu 2 năm trong vòng  4 năm trong thời hạn đầu tư trái phiếu.

– Đối với visa 188C; để xin lên quyền thường trú; đương đơn cần sống tối thiểu 40 ngày/năm ở Úc hoặc vợ/chồng sống tối thiểu 180 ngày/năm.

– Đối với visa 132A; để xin nhập tịch Úc; nhà đầu tư cần cư trú đủ 4 năm và không vắng mặt ở Úc quá 1 năm trong 4 năm trước ngày nộp đơn. Riêng 1 năm trước ngày nộp đơn không vắng mặt ở Úc 90 ngày

4.3. Thời gian cư trú bắt buộc đối với các visa Úc được tính theo đương đơn hay người phụ thuộc? Nhà đầu tư và vợ/chồng cộng dồn thời gian ở có được không?

Thời gian cư trú được tính trên đương đơn HOẶC vợ/chồng của đương đơn. Không thể cộng dồn và không bắt buộc thời gian ở đối với con cái.

5. Người phụ thuộc

5.1. Tuổi tối đa con phụ thuộc được đi cùng hồ sơ?

Theo luật đầu tư định cư Úc hiện hành; con dưới 23 tuổi được đi cùng hồ sơ.

Thời điểm chốt tuổi đối với các visa 188; 132A là tại thời điểm visa được cấp.

5.2. Nhà đầu tư cùng vợ/chồng không đăng ký kết hôn mà chỉ chung sống như vợ chồng. Vậy vợ/chồng nhà đầu tư có được đi kèm hồ sơ xin cấp visa định cư Úc?

Theo quy định; việc này ĐƯỢC chấp thuận. Tuy nhiên; để chứng minh mối quan hệ chung sống như vợ chồng; khách hàng cần cung cấp thêm các bằng chứng sau:

– Văn bản trình bày mối quan hệ của khách hàng.

– Tài sản chung (đứng tên cả 2 người).

– Các khoản đầu tư chung (đứng tên cả 2 người).

– Tất cả các chứng từ thể hiện việc chia sẻ trách nhiệm chung đối với các con như: đóng học phí cho con; thanh toán phí du lịch chung cả gia đình.

– Hợp đồng cho thuê (nếu có) của 2 người.

– Hợp đồng thế chấp bất động sản (nếu có) của 2 người.

– Sổ tiết kiệm chung của 2 người.

– Các hóa đơn điện; nước; chi phí sinh hoạt trong gia đình có tên cả 2 người.

– Thư từ; email; nội dung gửi cho cả 2 người.

– Bằng chứng phụ: ảnh chụp chung gia đình; nguồn bạn bè chung.

6. Sau khi có visa

Visa Úc

6.1. Con cái của nhà đầu tư định cư Úc diện doanh nhân; đầu tư có được học tập miễn phí tại Úc không?

CÓ. Ngay từ khi có quyền tạm trú với các visa 188; con cái nhà đầu tư đã ĐƯỢC học miễn phí từ cấp 1 đến hết THPT tại các trường công như công dân Úc. 

Với visa 132; quyền lợi của gia đình nhà đầu tư là quyền thường trú Úc vĩnh viễn. Vì vậy; cả gia đình sẽ được hưởng đầy đủ quyền lợi như công dân Úc. Con cái nhà đầu tư sẽ được học miễn phí từ cấp 1 đến hết THPT.

6.2. Nhà đầu tư có thể rời Úc với visa bắc cầu (Bridging visa – BV) không?

Visa bắc cầu (Bridging visa – BV) là một loại visa tạm thời. Cho phép nhà đầu tư ở lại Úc khi visa hiện tại hết hạn và đang chờ xét duyệt một visa chính thức khác. Visa bắc cầu sẽ tự động được cấp cho đương đơn. Với mục đích “liên kết” giữa visa hết hạn với visa chính thức đang nộp đơn xin gia hạn. Khi có quyết định chính thức về visa đó; visa bắc cầu sẽ hết hiệu lực. 

Visa bắc cầu tự động được cấp ngay tại thời điểm nhà đầu tư nộp đơn xin visa chính thức. Nhưng đến khi nào visa hiện tại hết hạn; thì visa bắc cầu mới có hiệu lực. Trong một số trường hợp; visa bắc cầu không được kích hoạt.

Có một số điểm nhà đầu tư cần lưu ý như sau:

– Visa bắc cầu loại A (BVA) không có chức năng tái nhập cảnh. Nói cách khác; nếu nhà đầu tư đang giữ BVA và rời khỏi nước Úc; sẽ không thể nhập cảnh lại Úc bằng BVA đó được nữa.

– Nếu đang giữ BVA và muốn du lịch ra ngoài nước Úc; nhà đầu tư cần phải chuyển sang visa bắc cầu loại B (BVB). BVB phải được cấp trước khi nhà đầu tư rời khỏi nước Úc.

– Chức năng tái nhập cảnh của BVB chỉ có hiệu lực trong một khoảng thời gian nhất định. Thường là vừa đủ cho chuyến đi của người giữ visa. Do đó; nếu muốn tái nhập cảnh nhiều lần; nhà đầu tư phải bảo đảm BVB còn đủ hiệu lực.

6.3. Thẻ thường trú có thời hạn bao lâu?

Thẻ thường trú nhân có thời hạn 5 năm; sau đó có thể gia hạn thêm. Tuy nhiên; sau 1 năm đầu có thường trú; nhà đầu tư đã có thể xin nhập tịch Úc khi thỏa các điều kiện về cư trú. 

7. Phúc lợi y tế

Gói trợ cấp Medicare tại úc

7.1. Với visa 188 (188A & 188B); tôi có được hưởng các quyền lợi về bảo hiểm y tế của Chính phủ Úc không?

Với visa 188; đương đơn và gia đình vẫn CHƯA được hưởng bảo hiểm công của; Chính phủ Úc mà vẫn cần mua bảo hiểm y tế tự túc. Sau khi được cấp 888; đương đơn và gia đình mới đủ điều kiện hưởng bảo hiểm Medicare của Chính phủ. 

Khai Phú Investments & Migration với đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp cùng nhiều năm kinh nghiệm; sẽ đồng hành và hỗ trợ cùng bạn trên con đường chinh phục để trở thành thường trú nhân; nhận Visa; và định cư tại quốc gia có mức sống hàng đầu thế giới này. Liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ ngay nhé!

Quý nhà đầu tư quan tâm đến chương trình định cư Úc vui lòng để lại thông tin tại mẫu đơn bên dưới. Bộ phận tư vấn của Khai Phú sẽ liên hệ lại ngay khi nhận được thông tin.

TẠI SAO CHỌN KHAI PHÚ?

CHỌN ĐỒNG HÀNH CÙNG KHAI PHÚ – HIỆN THỰC HÓA GIẤC MƠ DI TRÚ

Khai Phú Investments & Migration có hơn 12 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Đầu tư di trú, hỗ trợ hơn 1.000 gia đình định cư thành công tại các quốc gia Mỹ, Úc, Châu Âu, Canada và khu vực Caribbean. Khai Phú hiện hợp tác với các Tập đoàn và Hãng luật toàn cầu có hơn 40 năm kinh nghiệm. Cùng đội ngũ nhân viên tận tâm, chuyên nghiệp, chúng tôi sẽ là người bạn đồng hành bên cạnh quý Anh/Chị trên con đường hiện thực hóa giấc mơ định cư.