Khi tham gia chương trình đầu tư định cư châu Âu, nhiều khái niệm có thể gây nhầm lẫn và khó hiểu cho các nhà đầu tư. Mặc dù có mối quan hệ mật thiết với nhau, nhưng Liên minh Châu Âu (EU), Khu vực đồng tiền chung Euro (Eurozone), khu vực Schengen và Khối thịnh vượng chung (Commonwealth) là những khái niệm hoàn toàn khác nhau. Để giúp cho các nhà đầu tư hiểu rõ hơn trước khi quyết định tham gia các chương trình Định cư Châu Âu, Khai Phú xin giải thích rõ hơn qua bài viết sau:

1.Liên minh châu Âu (EU)

Liên minh châu Âu (EU) là liên minh kinh tế, chính trị gồm 28 quốc gia thành viên châu Âu. EU được thành lập dựa trên tiêu chí xây dựng 1 liên minh hoà bình, bình ổn chính trị, không chiến tranh và không chia rẽ giữa các quốc gia. Điều này giúp cho việc giao thương hàng hoá, dịch vụ và di chuyển của các công dân nằm trong khối liên minh trở nên dễ dàng hơn.

Nguồn gốc ý tưởng thành lập một khu vực thương mại châu Âu lần đầu tiên là vào năm 1950. Hiệp hội Than Thép châu Âu (ECSC), tiền thân của Liên minh châu Âu hiện nay, có sáu thành viên sáng lập: Bỉ, Pháp, Đức, Ý, Luxembourg và Hà Lan. Ngày 01 tháng 11 năm 1993, Hiệp ước Maastricht chính thức có hiệu lực và thành lập thị trường chung của Liên minh châu Âu. Hiệp ước Maastricht ghi rõ điều kiện tiên quyết để trở thành thành viên của EU là quốc gia đó phải có vị trí địa lý thuộc Châu Âu.

Ban đầu, có 28 quốc gia thành viên nằm trong khối EU bao gồm: Áo, Bỉ, Bulgaria, Croatia, Cộng hoà Síp, Cộng hòa Séc, Đan Mạch, Estonia, Phần Lan, Pháp, Đức, Hy Lạp, Hungary, Cộng hoà Ai-len, Ý, Latvia, Lithuania, Luxembourg, Malta, Hà Lan, Ba Lan, Bồ Đào Nha, Romania, Slovakia, Slovenia, Tây Ban Nha, Thụy Điển và Vương quốc Anh. Tuy nhiên, hiện nay số thành viên EU giảm xuống còn 27 quốc gia sau khi Vương quốc Anh quyết định rời khỏi EU trong chiến dịch Brexit vào năm 2019.

Mặc dù vậy, không phải tất cả 50 quốc gia châu Âu đều thuộc khối Liên Minh Châu Âu (EU). Vậy nên khi tham gia chương trình đầu tư định cư châu Âu anh/chị cần lưu ý những điểm sau:

  • Na Uy, Thuỵ Sỹ, Liechtenstein và Iceland lựa chọn không tham gia vào EU;
  • Các quốc gia thuộc Liên Bang Nam Tư đều chưa vào EU trừ Slovenia và Croatia;
  • Các quốc gia thuộc Liên Bang Xô Viết đa số đều chưa tham gia vào EU trừ Lithuania, Estonia và Latvia.

Điều kiện tiên quyết để trở thành thành viên của EU là quốc gia đó phải có vị trí địa lý thuộc Châu Âu

2.Khu vực đồng tiền chung Euro (Eurozone)

Với mục đích thống nhất hệ thống tiền tệ giữa các quốc gia EU, ý tưởng hình thành Eurozone được thành lập với tên gọi chính thức là Khu vực đồng Euro. Đây là một Liên minh Kinh tế và Tiền tệ (EMU) nhằm giúp cho thương mại trong nội bộ EU trở nên dễ dàng, duy trì tỷ giá hối đoái thấp và thúc đẩy việc xuất khẩu giữa các thành viên EU. Hiện nay khu vực đồng Euro gồm các nước thành viên EU lẫn các nước không thuộc EU:

  • Các quốc gia thuộc khối EU gồm 19 quốc gia như sau: Áo, Bỉ, Cộng hoà Síp, Estonia, Pháp, Đức, Phần Lan, Latvia, Lithuania, Ai-len, Hy Lạp, Luxembourg, Hà Lan, Malta, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Slovakia và Slovania.
  • Các quốc gia ngoài EU: Andorra, Thành phố Vatican và Monaco và San Marino.

Đồng Euro được quản lý bởi một ngân hàng trung ương gọi là Ngân hàng trung ương châu Âu. Ban đầu tất cả 28 quốc gia thành viên EU đều cam kết chấp nhận sử dụng đồng Euro khi gia nhập Liên minh châu Âu. Nhưng để chuyển sang sử dụng đồng Euro, các quốc gia phải đáp ứng ngân sách và các tiêu chí khác được quy đinh rõ ràng trong Hiệp ước Maastricht.

Một số nước lo ngại sự phát triển kinh tế không đồng đều giữa các thành viên trong khối EU có thể dẫn đến tình trạng các nước thịnh vượng, phát triển hơn phải lo cho các nước có nền kinh tế yếu hơn. Chính vì thế họ đã chọn lựa việc đứng ngoài Eurozone và vẫn duy trì quyền thành viên EU. Tính đến năm 2018, 9 thành viên EU đã không chấp nhận dùng đồng Euro gồm Bulgaria (Lev), Croatia (Kuna), Cộng hòa Séc (Koruna), Đan Mạch (Krone), Hungary (Forint), Ba Lan (Zloty), Romania (Leu), Thụy Điển (Krona) và Anh (Pound).

Eurozone được thành lập nhằm thống nhất hệ thống tiền tệ giữa các quốc gia EU

3.Khu vực Schengen

Nhiều nhà đầu tư khi tìm hiểu các chương trình định cư Châu Âu vẫn chưa thật sự hiểu rõ về Khu vực Schengen. Một số thông tin Khai Phú ghi nhận lại như:

  • Schengen thuộc Liên minh châu Âu;
  • Các quốc gia trong khối EU đều thuộc Schengen;
  • Các quốc gia thuộc lục địa châu Âu đều thuộc Schengen;
  • Các quốc gia dùng đồng tiền chung Euro đều thuộc Schengen.

Đây là những hiểu lầm khá phổ biến vì Khu vực Schengen, Liên minh châu Âu và Eurozone tuy có nhiều điểm tương đồng với nhau nhưng lại là 3 khái niệm hoàn toàn khác nhau. Tên gọi Schengen có từ nguồn gốc tên của một thị trấn thuộc Luxembourg, nơi hiệp ước được ký kết. Theo đó, các nước tham gia đồng ý mở rộng biên giới, cho phép tự do đi lại giữa các nước thành viên, gỡ bỏ sự kiểm soát biên giới nghiêm ngặt và tạo thuận tiện cho công dân di chuyển giữa các vùng lãnh thổ dễ dàng.

Khu vực Schengen gồm 26 quốc gia châu Âu (bao gồm các quốc gia trong khối EU và các quốc gia ngoài khối EU): Áo, Bỉ, Cộng hòa Séc, Đan Mạch, Estonia, Phần Lan, Pháp, Đức, Hy Lạp, Hungary, Iceland, Ý, Latvia, Liechtenstein, Lithuania, Luxembourg, Malta, Hà Lan, Na Uy, Ba Lan, Bồ Đào Nha, Slovakia, Slovenia, Tây Ban Nha , Thụy Điển và Thụy Sĩ.

Việc đơn giản hoá thủ tục nhập cảnh cho công dân của các nước thành viên nằm trong cùng một khối đã được áp dụng từ rất lâu thông qua hiệp ước song phương, đa phương như khối ASEAN. Khu vực Schengen cũng không ngoại lệ, người có visa Schengen có thể nhập cảnh vào bất cứ nước nào trong khu vực chỉ với 1 visa duy nhất. Đó cũng chính là lý do khiến cho visa Schengen trở nên đặc biệt và là một trong những visa quyền lực nhất thế giới không chỉ với công dân các nước thành viên mà còn đối với các khách du lịch đến châu Âu.

Tên gọi Schengen có từ nguồn gốc tên của một thị trấn thuộc Luxembourg

4.Khối thịnh vượng chung (Commonwealth)

Được thành lập vào năm 1965, Khối thịnh vượng chung là một tổ chức liên chính phủ của 53 quốc gia thành viên hầu hết từng là lãnh thổ của Đế quốc Anh. Trong đó có 3 quốc gia thuộc châu Âu như Anh, Cộng hòa Síp và Malta.

Khối thịnh vượng chung hoạt động theo sự nhất trí liên chính phủ của các quốc gia thành viên được tổ chức thông quan Ban thư ký Khối thịnh vượng chung, và Quỹ Thịnh vượng chung. Với nhiệm vụ tạo sự hợp tác giữa Khối thịnh vượng chung và các tổ chức khác; hỗ trợ các chính phủ thành viên; cải thiện phúc lợi của mọi công dân Khối thịnh vượng chung và thúc đẩy lợi ích chung của họ trên toàn cầu.

Khối thịnh vượng chung gồm mạng lưới của hơn 80 tổ chức, hiệp hội, đoàn thể, thể chế, cơ quan và các hoạt động tổ chức từ thiện nhằm cải thiện cuộc sống của mọi người. Trong đó, đóng vai trò trọng tâm là Ban thư ký Khối thịnh vượng chung.

Khối thịnh vượng chung là một tổ chức liên chính phủ của 53 quốc gia thành viên hầu hết từng là lãnh thổ của Đế quốc Anh

Khai Phú hy vọng đây sẽ là những thông tin hữu ích có thể giúp cho các nhà đầu tư đang tìm hiểu các Chương trình Định cư châu Âu sẽ hiểu rõ hơn và tránh những nhầm lầm giữa các khái niệm nói trên. Nếu anh/chị nhà đầu tư cần hỗ trợ hay cần thêm bất cứ thông tin gì liên quan đến Chương trình đầu tư định cư châu Âu, anh/chị vui lòng liên hệ với Khai Phú để được tư vấn và hỗ trợ tốt nhất.

KHAI PHÚ INVESTMENTS & MIGRATION

Văn phòng TP.HCM:

Tầng 34, Tòa nhà Bitexco Financial Tower, Số 2 Hải Triều Q1.

Hotline: 0901 888 804 – 0901 888 803 – (028) 6291 8889

Văn phòng Hà Nội:

Phòng 612, tòa nhà Spaces Belvedere, số 28A Trần Hưng Đạo, Quận Hoàn Kiếm.

Hotline: 0901 888 830 – (024) 7101 4029