Thường trú Úc – 7 câu hỏi phỏng vấn xin việc phổ biến
Tìm kiếm việc làm sẽ là một điều quan trọng mà bạn không thể bỏ qua khi quyết định thường trú Úc. Trong quá trình apply vào một công việc nhất định, bạn sẽ trải qua buổi phỏng vấn với nhà tuyển dụng. Tại đây, nhà tuyển dụng sẽ hỏi bạn khá nhiều thứ liên quan và không liên quan với công việc. Sau đây, Khai Phú sẽ bật mí đến bạn một số câu hỏi phổ biến và cách trả lời.
Hãy cho biết thêm về bản thân của bạn
Đây là một câu hỏi kinh điển trong những buổi phỏng vấn. Thoạt nhìn khá đơn giản nhưng câu hỏi này lại cực kỳ khó trả lời. Bạn sẽ không có quá nhiều thời gian để mô tả bản thân của mình chỉ với vài câu từ. Cho dù được phỏng vấn trực tiếp hay phỏng vấn online, bạn vẫn không nên kể toàn bộ câu chuyện cuộc đời của mình.
Trước buổi phỏng vấn, nhà tuyển dụng có thể đã xem qua cẩn thận hồ sơ mà bạn nộp. Vì thế, đừng cố gắng học thuộc lòng hay nói lại những điều đã được điền trong đó. Thay vào đó, bạn hãy kể về những điều mới mẻ hơn.
Ngoài những thứ liên quan đến kỹ thuật công việc, bạn cũng nên nói về những vấn đề chung. Bạn hãy cố gắng cho nhà tuyển dụng thấy được chí hướng cầu tiến, khả năng nhận thức, trách nhiệm của bản thân và những phẩm chất tốt khác bên trong bạn.
Thế mạnh của bạn là gì?
Thế mạnh của bạn đôi khi không phải là kể về những thành tựu xuất sắc trong công việc. Bạn không nên trả lời câu hỏi này một cách tự tin thái hóa hay vượt quá phạm vi của mình. Thay vì tập trung vào bản thân, bạn hãy cho thấy rằng mình có thế mạnh để đáp ứng tốt công việc của họ.
Bên cạnh đó, thay vì liệt kê toàn bộ thành tựu trước đây, bạn chỉ nên kể về 3 hoặc 5 lựa chọn trong danh sách. Bạn nên chắt lọc và lựa chọn những thành tự phù hợp với công việc của mình sắp tới. Khi phỏng vấn tại Úc, một bản CV quá hào hoa có thể khiến bạn đối mặt với rắc rối.
Điểm yếu của bạn là gì?
Việc đánh giá điểm yếu của bản thân thường sẽ phức tạp hơn rất nhiều khi so với điểm mạnh. Bạn không thể kể toàn bộ những điểm yếu của mình để làm xấu đi bộ hồ sơ. Tuy nhiên, bạn cũng không thể không kể gì hoặc che giấu chúng đi quá mức.
Tuy nhiên trong đa số trường hợp, nhà tuyển dụng chỉ muốn quan sát về hành vi của bạn. Khi hỏi câu hỏi về điểm yếu, họ sẽ đánh giá về sự tự tin và khả năng ứng biến nhiều hơn là những gì bạn chưa thể làm được. Liệu bạn có đang run rẩy, lo sợ khi đối mặt với những điểm yếu của bản thân? Từ đó, nhà tuyển dụng có thể đánh giá nhiều hơn về bản thân bạn thông qua cách trả lời.
Khó khăn lớn nhất mà bạn đã từng đối mặt?
Câu hỏi này thoạt nhìn khá phức tạp nhưng cũng không quá khó để trả lời. Nhà tuyển đang muốn biết cách mà bạn đối mặt với thử thách và sự sáng tạo cũng như tư duy của bạn trong lúc khó khăn ra sao. Bạn hãy chú tâm vào cách giải quyết vấn đề hơn là nói về vấn đề đó như thế nào.
Bên cạnh đó, bạn cũng không nên trả lời rằng bạn chưa có thử thách nào đáng kể. Đây là điều có thể sẽ khiến hồ sơ của bạn bị loại ngay từ vòng này. Vì thế, bạn nên chuẩn bị từ 1 đến 2 thử thách và trả lời chúng khi được hỏi. Những thử thách này có thể không liên quan đến chuyên môn công việc. Nhưng bạn vẫn nên chọn những nội dung tỏ ra có ích với những nhà tuyển dụng.
Vì sao chúng tôi nên chọn bạn?
Đây thường là câu hỏi dùng để kết thúc những buổi phỏng vấn việc làm tại Úc. Nếu trả lời không tốt những câu hỏi trước thì đây chính là cơ hội cuối cùng của bạn. Bạn có thể là một ứng viên sáng giá, có bằng cấp và đáp ứng mọi thứ được yêu cầu. Tuy nhiên, điều tuyển dụng muốn thấy là một người đam mê công việc và có ý định lâu dài.
Nếu thật sự yêu thích công ty này, bạn nên cho nhà tuyển dụng thấy được điều đó. Trước khi đến phỏng vấn, bạn nên tìm hiểu về công ty và vị trí việc làm. Nên nhớ, câu hỏi này khả năng cao chính là dấu ấn cuối cùng của bạn trong buổi phỏng vấn.
Kế hoạch 5 năm tới của bạn là gì?
Một câu hỏi khác cũng khá thường gặp trong buổi phỏng vấn xin việc tại Úc là về tương lai. Trong 5 năm tới, bạn sẽ cảm thấy mình có thể đứng ở vị trí nào? Đây không phải là câu hỏi về chức vụ hay sự thăng tiến trong nghề nghiệp. Nhà tuyển dụng muốn thấy được bạn sẽ học hỏi và phát triển bản thân như thế nào.
Thậm chí, bạn có thể trả lời về kế hoạch bên ngoài công ty như học tập về kỹ năng mềm, kỹ năng sống, làm bếp, bằng cấp phụ trợ hay bất kỳ kỹ năng nào khác. Miễn là việc này giúp ích cho sự phát triển của bạn tại Úc, bạn đều có thể trả lời.
Bạn muốn đặt câu hỏi gì không?
Khi nhà tuyển dụng hỏi bạn có muốn đặt câu hỏi cho họ không, bạn nên chắc chắn rằng mình sẽ có những câu hỏi để hỏi họ. Kể cả khi nhà tuyển dụng không hỏi điều này, bạn vẫn nên chủ động yêu cầu họ để hỏi. Đây là điều sẽ khiến nhà tuyển dụng cảm thấy bạn đang nghiêm túc với công việc này. Bên cạnh đó, bạn cũng sẽ có cơ hội để biết thêm nhiều hơn về công việc đang ứng tuyển.
Tuy nhiên, bạn nên đặt câu hỏi một cách khéo léo và không nên đi ngay vào việc lương thưởng. Bạn nên bắt đầu bằng việc hỏi về việc mô tả công việc hằng ngày, đồng nghiệp của bạn là ai, chính sách nghỉ phép, thuế,… và những câu hỏi liên quan đến thường nhật của một người nhân viên trong công ty.
Một buổi phỏng vấn xin việc thành công sẽ giúp cuộc sống khi thường trú Úc của bạn trở nên dễ dàng hơn. Để được tư vấn nhiều hơn về vấn đề này, bạn hãy để lại số điện thoại cho Khai Phú nhé!
TẠI SAO CHỌN KHAI PHÚ?
ĐỒNG HÀNH CÙNG KHAI PHÚ – HIỆN THỰC HÓA GIẤC MƠ DI TRÚ
Khai Phú Investments & Migration có hơn 14 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Đầu tư di trú, hỗ trợ hơn 1.000 gia đình định cư thành công tại các quốc gia Mỹ, Úc, Châu Âu, Canada và khu vực Caribbean. Khai Phú hiện hợp tác với các Tập đoàn và Hãng luật toàn cầu có hơn 40 năm kinh nghiệm. Đội ngũ nhân viên tận tâm, chuyên nghiệp. Khai Phú sẽ là người bạn đồng hành cùng quý Anh/Chị hiện thực hóa giấc mơ định cư.
Quý nhà đầu tư quan tâm đến Chương trình định cư Úc vui lòng để lại thông tin tại mẫu đơn bên dưới. Bộ phận tư vấn của Khai Phú sẽ liên hệ lại ngay khi nhận được thông tin.
KHAI PHÚ INVESTMENTS & MIGRATION
Văn phòng TP.HCM:
Tầng 34, Tòa nhà Bitexco Financial Tower, Số 2 Hải Triều, Quận 1.
Hotline: 0901 888 803 – (028) 6291 8889
Văn phòng Hà Nội:
Tầng 4, tòa nhà Sun Ancora, số 03 Lương Yên, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội
Hotline: 0901 888 830 – (024) 7108 9111