Sau 3 năm thảo luận, cuối cùng Anh Quốc tuyên bố chính thức rời khỏi Liên minh Châu Âu EU. Hai bên sẽ bàn bạc về các vấn đề cần thống nhất sau Brexit. Đặc biệt là khi mối quan hệ giữa Anh và EU đã bước sang giai đoạn mới. Mời Anh/Chị cùng Khai Phú theo dõi thông tin qua bài viết sau.

1.Anh Quốc chính thức rời Liên minh Châu Âu EU

Nghị viện Châu Âu (EP) đã chấp thuận Brexit và xác nhận Anh rời khỏi Liên minh Châu Âu EU. Kết quả được đưa ra sau cuộc bỏ phiếu với 621 phiếu thuận, 49 phiếu chống và 13 phiếu trắng. Đây được xem là bước ngoặc trong việc nước Anh đạt được mục đích sau 3 năm dài đấu tranh.

Như vậy, mối quan hệ giữa Anh và Liên minh Châu Âu sẽ bước sang giai đoạn mới. Cả hai sẽ bước vào những cuộc thương thảo hậu Brexit nhằm dàn xếp các vấn đề còn lại. Các phương diện như kinh tế, chính trị, an ninh, xã hội… sẽ được ưu tiên xem xét nhằm đi đến thống nhất trong thời gian ngắn. Theo dự đoán, quá trình hậu Brexit có thể kéo dài 11 tháng đến hết năm 2020.

Người đứng đầu Ủy ban Châu Âu – Ursula con der Leyen cho biết: “Chúng tôi đang xem xét mức thuế suất bằng 0 và không giới hạn hạn ngạch thương mại. Tuy vậy điều kiện tiên quyết là: Các doanh nghiệp Anh và khối EU tiếp tục cạnh tranh trên một sân chơi công bằng”.

Tạp chí Bloomberg Economics cũng ước tính Anh đã chịu thiệt hại 130 tỷ bảng Anh cho quá trình Brexit. Con số này cũng được dự đoán sẽ chạm mức 203 tỷ bảng Anh vào cuối năm 2020. Mức này cũng gần bằng với số tiền 215 tỷ bảng Anh – tổng số tiền mà Anh đã đóng góp vào quỹ EU trong 47 năm làm thành viên.

Anh chính thức rời Liên minh Châu Âu EU với 621 phiếu thuận

2.Tình hình Anh Quốc trước khi chính thức rời Liên minh Châu Âu EU

Trong những năm qua, tốc độ tăng trưởng nền kinh tế Anh đã có phần chậm lại. Nguyên nhân đến từ sự trì trệ của nền kinh tế toàn cầu và bất ổn trong vấn đề Brexit. Kết quả kinh tế quý 4 năm 2019 của Anh được dự đoán ở mức trung bình. Tỷ lệ thất nghiệp của Anh vẫn ở mức thấp và trung bình.

Trước bối cảnh này, Ngân hàng Trung ương Anh vẫn giữ nguyên mức lãi suất là 0,75%. Hội đồng chính sách tiền tệ Anh (MPC) – cơ quan đóng vai trò quyết định lãi suất của quốc gia – tin rằng những cuộc thương thuyết trong tương lai giữa EU và Anh sẽ diễn ra thuận lợi. Tuy nhiên, hội đồng cũng cho biết những bất ổn của Brexit cũng khiến nguồn cung trở nên suy yếu. Họ bày tỏ lo lắng lạm phát sẽ tăng cao.

Chỉ số quản lý thu mua IHS Markit trong tháng 1 cho thấy sản xuất mọi ngành sẽ gia tăng. Đây cũng là lần đầu tiên từ tháng 09/2018, ngành sản xuất tại Anh được đánh giá tích cực. Điều này cũng phản ảnh việc các doanh nghiệp chờ đợi hoàn tất Brexit. Thị trường hiện đang chờ đợi những diễn biến tiếp theo sau khi Anh rời Liên minh Châu Âu EU. Đặc biệt, thời điểm thủ tướng Anh duyệt ngân sách vào tháng 3/2020 cũng rất được quan tâm.

Lần đầu tiên từ tháng 09/2018, ngành sản xuất tại Anh được đánh giá tích cực

3.Dự đoán tình hình sau khi Anh Quốc rời Liên minh Châu Âu EU

Mọi người kỳ vọng quốc gia sẽ chi nhiều hơn trong việc phát triển y tế, pháp luật và giáo dục. Anh dự kiến đầu tư 106 tỷ bảng Anh xây dựng hệ thống tàu nối Luân Đôn và miền Bắc, miền Trung. Thủ tướng Anh cho biết đang hướng đến cân đối ngân sách trong vòng 3 năm và yêu cầu nhiều bộ ngành cắt giảm 5% chi tiêu dự kiến.

Ông Boris Johnson tuyên bố về lợi ích dành cho nông dân Anh sau Brexit. Đồng thời, hoạt động xuất khẩu của các doanh nghiệp cũng sẽ hưởng lợi một khi Anh ký hiệp định tự do thương mại với nhiều nước trên thế giới. Những tình huống trên chỉ đang là dự đoán, kết quả cụ thể sẽ phụ thuộc vào những cuộc thương thảo và ký kết hiệp ước thương mại tự do trước ngày 30/12/2020.

Frances Coppola, cây bút kỳ cựu của Forbes nhận định: Nếu những cuộc tranh luận không có kết quả khả quan sẽ mang đến cú sốc lớn cho nền kinh tế Anh. Điều này có thể dẫn đến hoài nghi từ nhà đầu tư. Họ có thể rời khỏi Anh và tìm kiếm thị trường ổn định hơn. Năng suất của nền kinh tế cũng sẽ bị ảnh hưởng nặng và trì trệ.

Thủ tướng Anh cho biết đang hướng đến cân đối ngân sách trong vòng 3 năm

Trong thời gian tới, Khai Phú sẽ tiếp tục cập nhật đến Quý nhà đầu tư thông tin mới nhất xoay quanh diễn biến việc Anh rời khỏi Liên minh Châu Âu.

4.Chuyến đi khảo sát tại Síp cùng Khai Phú tháng 02/2020

Định cư Síp thông qua đầu tư bất động sản đang là một trong những chương trình thuận lợi lấy quốc tịch Châu Âu dành cho nhà đầu tư Việt Nam hiện nay. Vào tháng 02/2020, Khai Phú sẽ tổ chức chuyến đi đến 2 thành phố Paphos và Limassol dành riêng cho nhà đầu tư Việt Nam.

Chuyến đi sẽ bao gồm nhiều hoạt động và trải nghiệm đặc biệt cho nhà đầu tư như:

  • Tham quan các khu nhà ở cao cấp và gặp gỡ trực tiếp chủ đầu tư dự án
  • Tham quan và tìm hiểu hệ thống trường học quốc tế tại Síp cho con em
  • Tham quan Vịnh Coral Bay
  • Leo núi Peiya
  • Mua sắm tại Trung tâm thương mại Kings Avenue Mall, Limassol Marina, My Mall – Trung tâm thương mại lớn nhất Síp
  • Khám phá Di tích khảo cổ lâu đời tại Síp

Nhà đầu tư tìm hiểu chương trình định cư Síp và muốn nhận cơ hội tham gia chuyến đi khảo sát miễn phí, vui lòng đăng ký bằng cách để lại thông tin qua mẫu đơn màu đỏ góc phải. Hoặc gọi trực tiếp vào hotline: 0901 888 803 (TP.HCM) và 0901 888 830 (Hà Nội).

KHAI PHÚ INVESTMENTS & MIGRATION

Văn phòng TP.HCM:

Tầng 34, Tòa nhà Bitexco Financial Tower, Số 2 Hải Triều, Quận 1.

Hotline: 0901 888 803 – (028) 6291 8889

Văn phòng Hà Nội:

Phòng 612, tòa nhà Spaces Belvedere, số 28A Trần Hưng Đạo, Quận Hoàn Kiếm.

Hotline: 0901 888 830 – (024) 7101 4029