Nếu visa đã hết hạn nhưng vẫn cố ở lại Úc, bạn đã trở thành công dân bất hợp pháp và sẽ bị trục xuất. Nhiều trường hợp còn bị cấm 3 năm không được quay lại. Phải làm sao để tránh rơi vào những trường hợp như vậy?

Úc là điểm đến của nhiều người muốn tìm kiếm đất nước thứ 2 để định cư

Giacomo một thợ mộc người Ý 25 tuổi đến Úc năm 2018 với thị thực du lịch kết hợp làm việc, sau đó anh xin thị thực sinh viên. Rồi anh tìm được một công ty bảo lãnh để nộp đơn xin thị thực thiếu tay nghề tạp thời, tức Visa 482, và được cấp thị thực bắt cầu loại A trong lúc chờ đợi cứu xét đơn.

“Tôi đã nộp đơn xin thị thực bảo lãnh vào tháng 11 năm 2019, và tôi được cấp thị thực bắc cầu trong thời gian chờ đợi. Vào tháng 5, khi COVID đến, tôi bị mất việc, nên không còn được công ty bảo lãnh.”

Nhưng rồi đại dịch Covid đến, công ty kia không bảo lãnh Giacomo nữa. Bộ Nội Vụ thông báo anh có 35 ngày để rút lại đơn xin thị thực 482 và xin một thị thực khác, hoặc phải rời khỏi Úc.

Emanuela Canini, một đại diện di trú làm việc tại công ty Migration World, cho biết thông thường ai cũng có thị thực hợp pháp để lưu lại Úc tuy nhiên một số quên mất thời hạn của thị thực.

“Thường thì hầu hết những người để thị thực hết hạn chủ yếu là những người có thị thực du lịch, nhưng cũng có thể là sinh viên. Một số quên về hạn sử dụng; một số không quan tâm, một số không hiểu rõ ràng về hệ thống.

Nhưng cũng có những người cố tình chọn tiếp tục ở lại Úc và đi làm mà không được phép.

Luật lệ về thị thực có ghi rõ trong Đạo Luật Di Trú 1958 và Qui Định Di Trú 1994. Theo Bộ Nội Vụ tính đến ngày 31/1/2021 có 156 người cư trú bất hợp pháp đang bị giam giữ chờ ngày trục xuất, nhưng trên thực tế con số này có đến hàng chục ngàn người.

Theo bà Canini, nhiều người không hiểu ý nghĩa của việc trở thành công dân bất hợp pháp một khi thị thực hết hạn.

“Thứ nhất là việc trở thành bất hợp pháp không giống như những người xin tị nạn, đặc biệt là những người đến bằng thuyền.

Một lầm tưởng phổ biến khác là khi thị thực hết hạn, bạn có 28 ngày để rời khỏi Úc.

“Điều đó không đúng. Khi thị thực hết hạn, nó hết hiệu lực từ ngày ghi trên thị thực”.

Theo Luật sư Di trú Alessia Comandini của công ty Comandini Migration Services, nếu thị thực hết hạn, bạn cần liên lạc với Bộ Nội Vụ để xin một thị thực tạm thời để duy trì tư cách hợp pháp trước khi rời khỏi Úc.

“Theo luật, mọi người phải có thị thực hợp lệ để nhập cảnh và lưu trú tại Úc. Tất cả thị thực tạm thời đều có thời hạn sử dụng và trong thời gian lưu trú, bạn phải đảm bảo gia hạn trước khi nó hết hạn, hoặc xin thị thực khác nếu bạn hội đủ điều kiện.

“Nếu không làm vậy, khi visa hết hạn, bạn sẽ trở thành cư trú bất hợp pháp. Bạn có thể bị giam giữ và sau đó bị trục xuất khỏi Úc ”

An airport-man - Victor Freitas -Pexels

Pexels

Nếu thị thực hết hạn chưa quá 28 ngày thì bạn có nhiều sự lựa chọn hơn.

Ví dụ sinh viên quốc tế có thể xin lại thị thực khác, nhưng chỉ được dùng quyền này một lần trong đời mà thôi. Chúng tôi luôn khuyên thân chủ khi visa hết hạn, không nên đơn giản mua vé và đến sân bay mà chúng tôi luôn khuyên họ nên xin Bộ Nội Vụ cấp Bridging Visa E trước khi xuất cảnh.

“Với thị thực bắc cầu này, họ sẽ có thời gian để rời khỏi Úc một cách hợp pháp và tránh không bị giam giữ tại sân bay.”

Nhưng nếu thị thực hết hạn trên 28 ngày mà bạn không làm gì hết cả thì một khi rời khỏi Úc bạn có thể bị cấm quay lại trong tối thiểu 3 năm.

“Nếu bạn ở lại Úc trên 28 ngày, bất kỳ đơn xin thị thực nào trong tương lai sẽ không được cấp trong một thời gian tối thiểu là 3 năm. Điều này có nghĩa là bạn không thể được cấp thị thực để đi du lịch Úc hoặc ở lại Úc. Thời hạn này sẽ được áp dụng ngay cả khi bạn tự nguyện rời khỏi Úc.”

Vậy làm sao để tránh những phiền phức này. Cách hay nhất là đừng quên thời hạn của thị thực.

Trong một số trường hợp, người có thị thực đã hết hạn có thể xin thị thực bảo vệ. Ben Lumsdaine, luật sư lâu năm của tổ chức chuyên giúp người tị nạn, Refugee Advice and Casework Service, cho biết ông đã nộp đơn xin tị nạn cho các thân chủ.

“Chúng tôi giúp họ nộp đơn xin thị thực bảo vệ nếu họ lo sợ bị đàn áp khi trở về quê nhà. Đôi khi người có thị thực du học hoặc du lịch hoặc bất kỳ loại thị thực nào mà muốn chúng tôi giúp nộp đơn xin thị thực bảo vệ, chúng tôi có thể giúp họ.

Và nếu họ đang chờ đơn xin thị thực đó mà không đáp ứng được các điều kiện của thị thực đó, ví dụ thị thực sinh viên phải tham gia các lớp học, thị thực đó có thể bị hủy bỏ, thì chúng tôi có thể giúp giải trình dùm cho họ trong trường hợp đó.”

Nguồn: sbs.com.au

Tại sao nên chọn định cư Úc cùng Khai Phú?

Khai Phú Investments & Migration có hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Đầu tư di trú. Chúng tôi đã hỗ trợ hơn 1.000 gia đình định cư thành công tại các quốc gia: Mỹ, Úc, Châu Âu, Canada và khu vực Caribbean… Khai Phú hiện hợp tác với các Tập đoàn và Hãng luật toàn cầu có hơn 40 năm kinh nghiệm. Cùng đội ngũ nhân viên tận tâm, chuyên nghiệp… chúng tôi sẽ đồng hành bên cạnh Anh/Chị trên con đường hiện thực hóa giấc mơ định cư.

Đặc biệt, CEO Khai Phú – Ông Đặng Quang Vinh có thể nói là người tiên phong trong lĩnh vực tư vấn định cư Úc tại Việt Nam từ năm 2009. Ông là một trong số ít những người được Bộ di trú Úc cấp phép tư vấn và hành nghề di trú Úc tại Việt Nam. Thế mạnh đặc biệt của Khai Phú đến từ việc: Ông Đặng Quang Vinh là người trực tiếp tư vấn và xử lý từng hồ sơ khách hàng. Do đó, tỷ lệ thành công 100% luôn được giữ vững trong 11 năm qua.

Nhà đầu tư quan tâm chương trình định cư Úc và muốn tìm hiểu thêm vui lòng liên hệ Khai Phú theo thông tin bên dưới.

KHAI PHÚ INVESTMENTS & MIGRATION

Văn phòng TP.HCM:

Tầng 34, Tòa nhà Bitexco Financial Tower, Số 2 Hải Triều, Quận 1.

Hotline: 0901 888 803 – (028) 6291 8889

Văn phòng Hà Nội:

Tầng 4, tòa nhà Sun Ancora, số 03 Lương Yên, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội

Hotline: 0901 888 830 – (024) 7108 9111