Visa Síp là tấm vé thông hành giúp nhà đầu tư Việt Nam dễ dàng được phép đến Cộng hòa Síp (Cyprus) du lịch cũng như kinh doanh. Là quốc đảo lớn thứ 3 trong khu vực Địa Trung Hải và là một trong những nơi thu hút khách du lịch với hơn 2,4 triệu du khách mỗi năm nên nhu cầu có visa Síp ngày càng tăng cao. Tham gia vào Liên minh Châu Âu từ năm 2004, đảo Síp có nền kinh tế phát triển nhất trong vùng.

Từ năm 2014, văn phòng lãnh sự danh dự Cộng hòa Síp tại Việt Nam đã thành lập ở Thành phố Hồ Chí Minh, mối quan hệ ngoại giao, kinh tế và giao thương giữa Việt Nam và Síp cũng ngày càng phát triển. Sau đây Khai Phú xin giới thiệu đến các Anh/Chị những lưu ý cần thiết khi xin visa Síp.

1.Lưu ý trong quá trình chuẩn bị hồ sơ

Giấy tờ trong hồ sơ xin visa Síp cần phải được dịch thuật sang tiếng Anh hoặc tiếng Pháp và có dấu xác nhận công chứng dịch thuật từ công ty dịch thuật hay Sở Tư pháp. Sau khi chuẩn bị xong, nhà đầu tư phải scan toàn bộ giấy tờ và gửi qua email cho cơ quan lãnh sự Síp kiểm tra một lần trước khi nộp hồ sơ. Nếu giấy tờ vẫn còn thiếu sót thì Anh/Chị phải bổ sung thêm và scan lại đầy đủ hồ sơ một lần nữa rồi gửi vào email của cơ quan lãnh sự.

Địa chỉ cơ quan lãnh sự danh dự Cộng hòa Síp: Lầu 11, Harbour View Tower, Số 35 Nguyễn Huệ, Phường Bến Nghé, Quận 1, TPHCM

Bước này sẽ giúp Anh/Chị tiết kiệm được thời gian, khi có kết quả visa Síp, Anh/Chị có thể đến nhận trực tiếp tại lãnh sự quán hoặc qua đường bưu điện.

Tuy nhiên, nếu Anh/Chị đã có visa Schengen còn thời hạn và được phép nhập cảnh nhiều lần (Multiple Entry), Anh/Chị có thể đến Síp mà không cần xin visa Síp.

Visa Schengen: Là một trong những visa quyền lực trên thế giới, cho phép bạn nhập cảnh 26 quốc gia thuộc khối Schengen, gồm Áo, Bỉ, Ba Lan, Czech, Hà Lan, Hy Lạp, Hungary, Slovakia, Slovenia, Thụy Sĩ, Italy, Pháp, Đức, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Đan Mạch, Na Uy, Thụy Điển, Phần Lan, Estonia, Latvia, Lithuania, Luxembourg, Malta, Iceland và Liechtenstein. Ngoài ra, Albania, Bulgaria, Colombia, Croatia, Cyprus, Georgia và Serbia cho phép người có visa Schengen nhập cảnh tối đa 90 ngày. Và một số quốc gia khác trên thế giới cũng áp dụng miễn thị thực hoặc chứng minh tài chính cho người sở hữu visa này.

 

2.Những giấy tờ cần có trong hồ sơ

Trong bộ hồ sơ xin visa Síp, nhà đầu tư cần chuẩn bị một số giấy tờ như sau:

  • Hồ sơ thân nhân: Hộ chiếu gốc (còn hạng ít nhất 6 tháng); 2 tấm ảnh cỡ hộ chiếu; Tờ khai xin visa Síp và ký tên
  • Giấy tờ chuyến đi: Xác nhận đặt vé máy bay 2 chiều; Xác nhận đặt phòng khách sạn; Thư mời của đối tác tại Síp (nếu có)
  • Hồ sơ chứng minh nghề nghiệp:
  • Nếu là cán bộ, nhân viên: Sao y Hợp đồng lao động/Quyết định tuyển dụng/Quyết định bổ nhiệm/Quyết định tăng lương; Đơn xin nghỉ phép để đi du lịch; Xác nhận lương 3 tháng gần nhất
  • Nếu là chủ doanh nghiệp: Sao y Đăng ký kinh doanh; Báo cáo nộp thuế 3 tháng gần nhất
  • Nếu là người đã nghỉ hưu: Sao y Thẻ hưu trí/Quyết định nghỉ hưu/Sổ lĩnh lương hưu hàng tháng
  • Nếu là học sinh, sinh viên: Cần nộp đơn xin nghỉ học có xác nhận của nhà trường

Síp hiện là điểm đến mới cho nhà đầu tư mong muốn sở hữu Quốc tịch Châu Âu.

 

3.Chứng minh tài chính đối với visa Síp

Cũng như một số nước phát triển khác, hồ sơ xin visa Síp cũng cần nhà đầu tư phải chứng minh tài chính của bản thân để đủ điều kiện và khả năng trang trải chi phí cho chuyến đi, cũng như những ràng buộc tại Việt Nam bắt buộc Anh/Chị phải quay về.

  • Xác nhận số dư tài khoản ngân hàng hoặc Giấy xác nhận số dư sổ tiết kiệm, tối thiểu 5.000 USD
  • Sổ đỏ, giấy tờ chứng minh quyền sở hữu nhà/đất (nếu có)
  • Thẻ tín dụng ngân hàng (nếu có)
  • Giấy tờ xe ô tô (nếu có)

4.Chi phí phải đóng khi nộp hồ sơ

Mức phí làm visa Síp được tính tùy thuộc vào loại visa xin cấp. Hiện nay, visa Síp có hai loại:

  1. Visa ngắn hạn (cho phép nhập cảnh nhiều lần, lưu trú tối đa 90 ngày) có phí là 20 EUR
  2. Visa dài hạn (cho phép nhập cảnh nhiều lần, lưu trú tối đa 5 năm) có phí là 60 EUR

Nếu nhà đầu tư bận việc không thể đến lãnh sự quán nhận trực tiếp thì sẽ phải trả thêm phí gửi theo đường bưu điện khi nộp hồ sơ, chi phí này khoảng 100.000 VND.

 

5.Thời gian phỏng vấn và thời gian nhận visa Síp

Thông thường, khi nhà đầu tư xin visa Síp sẽ không cần phỏng vấn, trừ trường hợp giấy tờ có vấn đề hoặc cần phải bổ sung thêm.

Sau khi nộp hồ sơ thành công, khoảng 15 ngày là Anh/Chị sẽ nhận được visa Síp.

 

Hy vọng với những chia sẻ từ Khai Phú, Anh/Chị sẽ dễ dàng nhận được visa Síp cho chuyến đi của mình. Hiện nay, Cộng hòa Síp đang là một điểm đến hấp dẫn về nhập cư đối với các nhà đầu tư có kế hoạch định cư Châu Âu. Anh/Chị muốn tìm hiểu thêm về chương trình định cư Síp vui lòng trực tiếp liên hệ với Khai Phú.

KHAI PHÚ INVESTMENTS & MIGRATION

Văn phòng TP.HCM:

Tầng 34, Tòa nhà Bitexco Financial Tower, Số 2 Hải Triều Q1.

Hotline: 0901 888 804 – 0901 888 803 – (028) 6291 8889

 

Văn phòng Hà Nội:

Phòng 612, tòa nhà Spaces Belvedere, số 28A Trần Hưng Đạo, Quận Hoàn Kiếm.

Hotline: 0868 396 006