Nối liền giữa hai lục địa Châu Á và Châu Âu, Istanbul không chỉ là thành phố phát triển nhất Thổ Nhĩ Kỳ mà còn lưu giữ nhiều văn hóa cổ xưa. Điều này được chứng minh qua nhiều phương diện khác nhau. Mời Anh/Chị cùng Khai Phú tìm hiểu chi tiết qua bài viết bên dưới.

Không chỉ là trung tâm kinh tế lớn nhất tại Thổ Nhĩ Kỳ, Istanbul còn là thành phố duy nhất trên thế giới nối liền Châu Á và Châu Âu. Vì vậy, nơi đây pha trộn giữa nhiều nền lịch sử và văn hóa khác nhau. Istanbul từng vinh dự nhận danh hiệu Thủ đô Văn hóa Châu Âu. Mỗi năm, hàng triệu du khách đến Thổ Nhĩ Kỳ đã chọn Istanbul làm điểm đến, giúp thành phố thuộc top 10 nơi du lịch thu hút nhất trên toàn thế giới.

Istanbul vinh dự nhận danh hiệu Thủ đô Văn hóa Châu Âu

1.Istanbul lưu giữ lịch sử hào hùng

Trong lịch sử, Istanbul từng là vùng đất của 4 đế quốc hùng mạnh Châu Âu. Nơi này còn được biết đến với cái tên Constantinopolis – Thành phố của Constantine Đại Đế. Tên gọi này đánh dấu cột mốc lịch sử quan trọng vào năm 330 trước công nguyên, Constantine Đại Đế dời đô từ La Mã đến đây. Cũng tại Istanbul cổ xưa, Đế quốc Đông La Mã (Byzantine) siêu cường đã được Đại Đế thiết lập nên.

Năm 1453, người Ottoman đánh chiếm Constantinopolis và xây dựng Đế quốc Ottoman. Vua Mehmet II đã tiếp nối vinh quang của Đế quốc Byzantine trước kia để lại. Từ thế kỷ 16 đến thế kỷ 17, Ottoman thống lĩnh cả Châu Âu. Đồng thời, Ottoman cũng trở thành đế chế lớn mạnh và uy quyền trên toàn thế giới.

Nền văn hóa Hồi giáo được thay thế cho Thiên chúa giáo trước đây. Đầu thế kỷ 20, cuộc cách mạng Thổ Nhĩ Kỳ đã tiêu diệt Đế quốc Ottoman. Sau nhiều biến cố lịch sử, thành phố chính thức mang tên Istanbul như ngày nay.

Istanbul từng là vùng đất của 4 đế quốc hùng mạnh Châu Âu

2.Istanbul với kiến trúc đặc sắc

Khi ghé thăm những địa danh nổi tiếng tại Istanbul, du khách có thể nhận ra kiến trúc nơi đây đa phần theo phong cách mái vòm Hồi giáo. Họa tiết được chọn là những hình ảnh tinh xảo, quyến rũ, giàu giá trị nghệ thuật từ những nghệ nhân đam mê và yêu nghề. Các ô cửa với mái vòm nhỏ xinh cũng là chi tiết được ưa chuộng trong kiến trúc tại Istanbul.

Nội thất bên trong do nhà thiết kế chọn lựa vô cùng tỉ mỉ. Những vật dụng sử dụng đều là sự kết hợp tuyệt vời giữa lịch sử, văn hóa và tôn giáo Thổ Nhĩ Kỳ. Nhiều bức bích họa mạ vàng hoặc khảm đá quý hay tranh ảnh có giá trị cao được treo trên tường, trên trần. Mỗi tác phẩm đều là hiện thân của tôn giáo và chính trị của quốc gia. Các bức tượng được tạc với đường nét tinh xảo và công phu trang trí xung quanh.

Vẻ đẹp tuyệt vời và sự hài hòa tuyệt đối sẽ là điều mà đa phần du khách cảm nhận khi tham quan các kiến trúc tại Istanbul.

Kiến trúc tại Istanbul đa phần theo phong cách mái vòm Hồi giáo

3.Istanbul với những địa danh văn hóa

Người nước ngoài nếu du lịch tại Istanbul sẽ không thể bỏ qua những địa danh sau:

a.Khu chợ cổ Grand Bazaar

Grand Bazaar là khu chợ cổ Hồi giáo lớn nhất thế giới với 3.000 cửa hàng. Tất cả được bố trí theo 61 dãy phố đan chéo như một bàn cờ. Thông thường, du khách sẽ mất đến 3 ngày nếu muốn tham quan toàn bộ nơi đây. Grand Bazaar cũng được xem là trái tim của thành phố Istanbul.

Theo lịch sử, từ thế kỷ 15, khu chợ cổ đã bắt đầu hình thành. Quân chinh phạt Mehmet đề nghị phát triển những gian hàng nhỏ và lớn dần đều theo thời gian đến ngày nay. Ngoài mua sắm tại các gian hàng, chợ cũng tập trung nhiều nghệ nhân với tác phẩm nghệ thuật riêng. Đặc biệt, nơi đây còn bán các loại trà truyền thống thơm ngon nhất Thổ Nhĩ Kỳ.

Grand Bazaar là khu chợ cổ Hồi giáo lớn nhất thế giới

b.Các cung điện tại Istanbul

  • Cung điện Topkapi: Nơi đánh dấu sự thịnh vượng và suy tàn của Đế quốc Ottoman suốt 400 năm lịch sử. Cung điện được xây dựng từ năm 1466 đến 1478, là thế giới thu nhỏ của người trong hoàng tộc. Với khuôn viên rộng lớn, nơi đây bao gồm nhiều công trình như: hàng trăm căn nhà, nhà thờ Hồi giáo, khu an dưỡng, nơi giải trí, hậu cung… Toàn bộ vật phẩm quý giá thể hiện sự giàu có xa hoa của quốc vương đều được phô bày ở hậu cung. Năm 1985, UNESCO đã công nhận Cung điện Topkapi là di sản văn hóa thế giới.
  • Cung điện Dolmabahce: Nơi ở của hoàng đế Thổ Nhĩ Kỳ từ thế kỷ 15 đến thế kỷ 19. Cung điện trắng nguy nga và tráng lệ này là điểm đến thu hút khách du lịch nước ngoài. Dolmabahce nằm dọc theo bờ eo biển Bosphore và là quần thể rộng 70 ha, bao gồm: đền đài, nhà thờ Hồi giáo, thư viện, sân vườn, đài phun nước… Đặc biệt, 14 tấn vàng, 40 tấn bạc và 4.500 mét vuông thảm dệt thủ công đã được sử dụng để tạo nên 43 phòng khách trong cung điện.
  • Cung điện ngầm lòng đất Yerebatan Sarayi (Basilica Cistern): Hầm nước lớn nhất sâu dưới lòng thành phố được hoàng đế Justinian cho xây dựng vào thế kỷ 6. Công dụng chính của cung điện trữ nước là cung cấp nguồn nước sạch cho người dân. Yerebatan Sarayi có tổng cộng 336 cột đá lớn tạo nên mái vòm tuyệt đẹp. Nước sạch được dẫn vào qua 2 cây cầu dài 20km nối liền với hồ nước gần Biển Đen.

Các cung điện trở thành điểm đến yêu thích của nhiều du khách

c.Các công trình Hồi giáo

Với phần lớn dân số theo đạo Hồi, Istanbul có nhiều công trình Hồi giáo như:

  • Bảo tàng Aya Sofya: Dù có rất nhiều di tích lịch sử quan trọng khác, nhưng bảo tàng Aya Sofya lại được xem là biểu tượng của Istanbul. Đây cũng là hiện thân của hai đế quốc hùng mạnh trong lịch sử là Byzantine và Ottoman. Năm 537, hoàng đế Justinian của Byzantine cho xây dựng nơi này thành một nhà thờ. Năm 1453, Đế chế Ottoman đã đổi thành Thánh đường Hồi giáo. Năm 1935, Tổng thống đầu tiên của Thổ Nhĩ Kỳ – Ataturk tuyên bố Aya Sofya là bảo tàng.
  • Thánh đường Hồi giáo Sultan Ahmed: Công trình tôn giáo lịch sử tại Istanbul còn có tên gọi khác là Thánh đường Xanh. Nơi đây được xây dựng dưới triều vua Ahmed I, bao gồm: ngôi mộ của người sáng lập, ngôi trường Hồi giáo, nhà khách. Sultan Ahmed có 5 vòm chính, 6 tháp chuông và 8 vòm thứ cấp với thiết kế đỉnh cao trong kiến trúc nhà thờ Ottoman sau 2 thế kỷ phát triển. Đây được xem là nhà thờ Hồi giáo vĩ đại cuối cùng của thời kỳ cổ điển. Sự kết hợp tinh tế giữa Cơ đốc giáo Byzantine và kiến trúc Hồi giáo truyền thống.

Bảo tàng Aya Sofya là biểu tượng của thành phố Istanbul

d.Ngôi đền Ortakoy

Ortakoy được xây dựng theo phong cách Baroque trang nhã. Đây là tác phẩm của nhà thiết kế Nikogos Balyan nổi tiếng đã từng góp phần vào bản vẽ cung điện Dolmabahce. Dưới các mái vòm tinh xảo là những dòng thư pháp Ả Rập do Abdul Mecit thực hiện. Tất cả tạo nên một bức tranh quyến rũ du khách. Trước ngôi đền còn có những địa điểm vui chơi như: làng chài cũ, đài phun nước, quán cà phê dọc bờ sông, quảng trường… Dưới ánh nắng, ngôi đền màu trắng nổi bật với vẻ đẹp tuyệt vời và riêng biệt.

Ngôi đền Ortakoy nổi bật bên bờ sông

Hy vọng bài viết trên đã giúp nhà đầu tư hiểu thêm về thành phố Istanbul cổ kính.

Nhà đầu tư quan tâm chương trình đầu tư nhập tịch Thổ Nhĩ Kỳ và muốn tìm hiểu dự án bất động sản tốt nhất hiện nay, vui lòng đăng ký tại mẫu đơn ở góc phải màn hình hoặc liên hệ Khai Phú theo thông tin bên dưới.

KHAI PHÚ INVESTMENTS & MIGRATION

Văn phòng TP.HCM:

Tầng 34, Tòa nhà Bitexco Financial Tower, Số 2 Hải Triều, Quận 1.

Hotline: 0901 888 803 – (028) 6291 8889

Văn phòng Hà Nội:

Phòng 612, tòa nhà Spaces Belvedere, số 28A Trần Hưng Đạo, Quận Hoàn Kiếm.

Hotline: 0901 888 830 – (024) 7101 4029