Top 4 lâu đài cổ tại Síp nên đến ngay khi có visa du lịch Síp
Đảo Síp không chỉ gây ấn tượng với những bãi biển đẹp như tranh, mà nơi đây còn chứa đựng tàn tích của thời Hy Lạp cổ đại. Những thành phố cổ được duy trì đến nay trở thành địa điểm du lịch được nhiều người yêu thích. Nếu bạn đã có trong tay visa du lịch Síp, thì đừng bỏ qua 7 lâu đài cổ nổi tiếng nhất dưới đây nhé.
Lâu đài cổ Kolossi
Kolossi là lâu đài cổ đẹp nhất ở Đảo Síp. Lâu đài là dấu tích của quá trình xây dựng quốc phòng thuộc quân đội Frank. Kolossi được xây dựng năm 1210 (vào thế ký 13) bởi các thành sĩ John. Tuy nhiên, vào đầu thế kỷ 15 tòa lâu đài đã bị phá hủy. Kolossi hiện tại được xây dựng vào năm 1454 dựa trên lâu đài cũ.
Đây cũng là nơi sản xuất mía đường và rượu vang – một trong những mặt hàng xuất khẩu chính của Síp thời đó. Tên loại rượu vang được sản xuất thời đó là ‘vin de Commanderie’. Ngày nay, rượu Commandaria là một trong những loại rượu truyền thống của hòn đảo. Đây cũng là một trong những loại rượu được đặt tên lâu đời nhất trên thế giới – 8 thế kỷ.
Ngày nay, lâu đài Kolossi có độ cao 21m gồm 3 tầng, được bao vây bởi các bờ tường đá theo hình chữ nhật. Để đi vào lâu đài, bạn phải đi qua một cây cầu nhỏ. Ở tầng trệt có chiếc lò sưởi to lớn. Tường ở tầng 2 có treo huy hiệu của Tổng Tư lệnh Louis de Magnac, người phụ trách xây dựng lại lâu đài vào thế kỷ 15. Ở căn buồng chính là bức vẽ Chúa Giê-xu bị đóng đinh trên thánh giá.
Leo lên đến tầng thượng, bạn sẽ được quan sát các lỗ châu mai thời xa xưa. Ở độ cao nay, tầm nhìn sẽ không còn bị cản trở. Bạn có thể ngắm nhìn vườn nho xanh mướt xung quanh lâu đài.
Visa du lịch Síp sẽ là cơ hội để bạn được tham quan lâu đài cổ này. Tham quan lâu đài Kolossi không chỉ đơn thuần là ngắm nhìn vẻ đẹp kiến trúc, mà bạn còn đang chứng kiến lịch sử của của hàng thế kỷ trước.
Lâu đài cổ Paphos
Lâu đài Paphos là pháo đài của thời Trung cổ, nằm ở phía tây của thành phố bến cảng. Paphos vốn pháo đài Byzantine được xây dựng để bảo vệ bến cảng. Tuy nhiên bị phá hủy bởi trận động đất năm 1222. Sau đó được người Lusignans xây dựng lại vào thế kỷ 13. Tuy nhiên cũng bị người Venice phá bỏ. Lâu đài Paphos hiện nay được Ottoman phục hồi vào năm 1592. Dòng chữ phía trên lối vào duy nhất của lâu đài là minh chứng cho việc trùng tu này.
Phần chính của lâu đài bao gồm một tháp lớn hình chữ nhật (kích thước 40 × 20 m) với một sân khép kín ở giữa. Tầng trệt bao gồm một hội trường trung tâm với các phòng nhỏ và phòng lớn. Paphos từng được sử dụng làm nhà tù và doanh trại trong thời kỳ cai trị của Ottoman. Trên nóc có một tháp nhỏ hình vuông (kích thước 15 × 10 m) với ba phòng lớn, là nơi cư ngụ của Vệ binh lâu đài.
Năm 1878, lâu đài không còn được sử dụng cho mục đích quân sự và trở thành kho chứa muối. Năm 1935, lâu đài được công nhận là một di tích cổ theo Đạo luật Cổ vật. Kể từ đó lâu đài Paphos đại diện cho một trong những địa danh đặc trưng nhất của thành phố Paphos.
Hiện nay, lâu đài được sử dụng như một điểm thu hút khách du lịch. Nếu bạn có visa du lịch Síp thì hãy ghé đến lâu đài cổ Paphos để khám phá nhé!
Lâu đài cổ Limassol
Lâu đài Limassol nằm gần bến cảng cũ ở trung tâm thành phố Limassol. Lâu đài ngày nay là một công trình kiến trúc được xây dựng lại vào khoảng năm 1590 dưới thời cai trị của Ottoman.
Theo các cuộc điều tra khảo cổ, lâu đài Limassol được xây dựng trên một vương cung của thánh đường Cơ đốc giáo (thế kỷ IV – VII).
Theo Etienne Lusignan, lâu đài ban đầu được xây dựng bởi Guy de Lusignan vào năm 1193. Từ khi được xây dựng cho đến đầu thế kỷ 16, lâu đài bị phá hủy khá nhiều do các cuộc tấn công của người Genova và Mameluks cũng như bởi các trận động đất.
Năm 1538, người Ottoman đã chiếm được thành phố Limassol và lâu đài. Thống đốc Síp của Venice đã quyết định phá hủy nó sau khi chiếm được. Sau khi Ottoman mua lại Síp vào năm 1576, các phần còn lại của lâu đài được tu bổ.
Truyền thuyết cũng kể rằng lâu đài Limassol là nơi vua Richard the Lionheart của nước Anh kết hôn với Berengaria của Navarre vào năm 1191.
Lâu đài cổ Larnaca
Lâu đài Larnaca là một lâu đài nằm trên bờ biển phía nam của Síp. Nó được xây dựng để bảo vệ bờ biển phía nam của Síp và thị trấn bến cảng Larnaca.
Đến thế kỷ 18, lâu đài bắt đầu mất đi tầm quan trọng và bị bỏ hoang. Trong suốt thời kỳ cai trị của Anh, lâu đài được sử dụng như một nhà tù, nơi họ đặt giá treo cổ để hành quyết các tù nhân. Vụ hành quyết cuối cùng diễn ra vào năm 1948. Trong cuộc nội chiến Síp, người Síp gốc Hy Lạp đã giữ lâu đài và họ cũng sử dụng nó như một nhà tù.
Sau khi Síp độc lập, lâu đài đã được chuyển đổi thành bảo tàng. Sân lâu đài được chuyển thành một nhà hát ngoài trời, có sức chứa 200 người. Các đồ cổ được trưng bày trong phòng phía tây của bảo tàng. Các bức tranh trên tường Byzantine được trưng bày ở phòng trung tâm. Còn đồ gốm, đồ dùng và vũ khí thời Trung cổ thì được trưng bày ở phòng phía đông.
Làm thế nào để có visa du lịch Síp
Nếu bạn chưa có visa du lịch Síp, thì có thể đăng ký xin visa ngay từ bây giờ. Chỉ với 4 bước, không cần phỏng vấn bạn sẽ có ngay visa du lịch Síp để đi tham quan những địa điểm nổi tiếng cũng như những tòa lâu đài cổ Đảo Síp.
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ làm visa du lịch Síp
Bước 2: Scan hồ sơ và gửi đến lãnh sự quán qua email info@cyprusconsulate.vn
Bước 3: Nộp hồ sơ đến cơ quan lãnh sự quán
Bước 4: Nhận kết quả xét duyệt visa du lịch Síp.
Quý nhà đầu tư quan tâm định cư Síp, vui lòng liên hệ với đội ngũ Khai Phú để được tư vấn chi tiết.
TẠI SAO CHỌN KHAI PHÚ?
ĐỒNG HÀNH CÙNG KHAI PHÚ – HIỆN THỰC HÓA GIẤC MƠ DI TRÚ
Khai Phú Investments & Migration có hơn 12 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Đầu tư di trú, hỗ trợ hơn 1.000 gia đình định cư thành công tại các quốc gia Mỹ, Úc, Châu Âu, Canada và khu vực Caribbean. Khai Phú hiện hợp tác với các Tập đoàn và Hãng luật toàn cầu có hơn 40 năm kinh nghiệm. Đội ngũ nhân viên tận tâm, chuyên nghiệp. Khai Phú sẽ là người bạn đồng hành cùng quý Anh/Chị hiện thực hóa giấc mơ định cư.
KHAI PHÚ INVESTMENTS & MIGRATION
Văn phòng TP.HCM:
Tầng 34, Tòa nhà Bitexco Financial Tower, Số 2 Hải Triều, Quận 1.
Hotline: 0901 888 803 – (028) 6291 8889
Văn phòng Hà Nội:
Tầng 4, tòa nhà Sun Ancora, số 03 Lương Yên, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội
Hotline: 0901 888 830 – (024) 7108 9111