Khi tham gia chương trình EB-5, nhà đầu tư sẽ gặp nhiều thuật ngữ di trú như RFE/NOID. Dù luôn có luật sư và đơn vị tư vấn hỗ trợ, nhưng nếu không hiểu được ý nghĩa, Anh/Chị có thể tốn nhiều thời gian hơn trong quá trình làm hồ sơ. Nhằm giúp Anh/Chị hiểu rõ khái niệm này, Khai Phú sẽ giới thiệu tổng quát qua bài viết bên dưới.
1.Khái niệm và so sánh hai thuật ngữ di trú: RFE, NOID
Khi tham gia chương trình định cư Mỹ, nhà đầu tư có thể gặp thuật ngữ di trú như: RFE và NOID. Đây là yêu cầu của Sở Di trú Mỹ (USCIS) đối với hồ sơ của đương đơn trong quá trình xét duyệt.
- RFE – Request For Evidence: Yêu cầu bổ sung bằng chứng.
- NOID – Notice of Intent to Deny: Ý định bác hồ sơ.
Hai khái niệm RFE và NOID sẽ khác nhau về mức độ nghiêm trọng. Đối với RFE, USCIS đang muốn có thêm câu trả lời hoặc bằng chứng thuyết phục về những vấn đề còn nghi vấn. Một khi đưa ra NOID, đồng nghĩa việc USCIS chỉ cho nhà đầu tư 1 cơ hội duy nhất để trình bày và phản hồi đầy đủ mọi điểm trong hồ sơ. Tuy nhiên, nếu phản hồi đầy đủ và đúng hạn yêu cầu của USCIS trong NOID, hồ sơ của nhà đầu tư vẫn được chấp thuận. Trong nhiều trường hợp, USCIS có thể trực tiếp bác bỏ hồ sơ mà không đưa ra NOID.
Khi đồng hành cùng luật sư và đơn vị di trú, họ sẽ là người trực tiếp xem xét và hỗ trợ nhà đầu tư trong việc chuẩn bị hồ sơ. Do vậy, nhà đầu tư có thể yên tâm và tự tin hơn khi thực hiện bổ sung bằng chứng.
2.Thời điểm và thời hạn nhận RFE, NOID
RFE và NOID xuất hiện ở tất cả giai đoạn khi xét duyệt hồ sơ chương trình EB-5. Bao gồm:
- Giai đoạn xét duyệt đơn I-526 lấy visa định cư
- Giai đoạn nộp hồ sơ chuẩn bị phỏng vấn với Trung Tâm Chiếu Khán Quốc Gia (NVC – National Visa Center)
- Giai đoạn xét duyệt đơn I-829 lấy thẻ xanh vĩnh viễn
- Hồ sơ xin giấy phép tái nhập cảnh I-131 (Re-entry Premit)
Khi RFE hoặc NOID xuất hiện, đồng nghĩa với việc hồ sơ EB-5 của nhà đầu tư đã được thụ lý. Đây là những bước xét duyệt cuối cùng trước khi trả kết quả hồ sơ. Nhà đầu tư sẽ không cần phải chờ đợi thêm nữa.
Mặt khác, như đã đề cập bên trên, nhà đầu tư sẽ phải chuẩn bị một số thứ như: bằng chứng, giấy tờ, giải trình… theo yêu cầu RFE hoặc NOID những chi tiết mà USCIS cho rằng chưa thỏa đáng, thuyết phục. Thời điểm quan trọng này sẽ góp phần chủ yếu vào thành công của hồ sơ EB-5. Nếu có đơn vị di trú chuyên nghiệp đồng hành, nhà đầu tư có khả năng nhận chấp thuận từ USCIS cao hơn.
Thời hạn phản hồi RFE và NOID sẽ được ấn định rõ trong hồ sơ. Thông thường, nhà đầu tư sẽ có 90 ngày hoàn tất bổ sung. Nhà đầu tư không được phép gia hạn khi đã có thời gian ấn định. Nếu phản hồi không đúng hẹn, hồ sơ chắc chắn sẽ bị USCIS bác bỏ.
3.Vấn đề RFE, NOID đề cập
Một số vấn đề phổ biến mà USCIS cần nhà đầu tư bổ sung và giải trình như:
- Dự án mà nhà đầu tư chọn lựa: Kế hoạch kinh doanh, mô hình tạo việc làm, hồ sơ pháp lý, cấu trúc vốn, cấu trúc khoản vay…
- Hồ sơ cá nhân của nhà đầu tư: Một số thông tin đã khai không trùng khớp với nhau (Tên, ngày tháng năm sinh, nguyên quán, nơi cư trú…)
- Hồ sơ chứng minh nguồn tiền của nhà đầu tư: Quá trình tích lũy tiền đầu tư hợp pháp chưa hợp lý hoặc thiếu sót; quá trình thanh lý hoặc chuyển tài sản không rõ ràng; chuyển tiền đầu tư thiếu giấy tờ cụ thể…
- Hồ sơ của đơn vị chuyển tiền: Hồ sơ pháp lý của đơn vị thực hiện chưa hợp lệ, thiếu giấy phép kinh doanh; quá trình chuyển tiền chưa rõ ràng, không đảm bảo tính hợp pháp, tính liên tục của dòng tiền…
Khi đồng hành cùng đơn vị di trú chuyên nghiệp, đội ngũ luật sư và chuyên viên sẽ đảm nhiệm vai trò hỗ trợ nhà đầu tư trong việc chuẩn bị các hồ sơ trên. Ngay khi nhận được RFE hoặc NOID, họ có thể nắm thông tin và bổ sung thật chính xác.
4.Phân tích RFE, NOID
Khi phân tích hồ sơ có thuật ngữ di trú RFE. NOID, nhà đầu tư cần lưu ý các điểm chính sau:
Thời hạn phản hồi: Đây là thời gian quan trọng nhất nhà đầu tư cần biết. Nếu phản hồi không đúng hạn, dù có đầy đủ bằng chứng thuyết phục thì hồ sơ vẫn bị từ chối.
Cơ sở của việc yêu cầu RFE, NOID từ USCIS: Khi đưa ra yêu cầu, USCIS thường phân tích rất chi tiết: Những điểm mâu thuẫn, không hợp lý, chưa rõ ràng trong từng loại giấy tờ; Những điểm chưa thuyết phục, không hợp lý mà nhà đầu tư đã diễn giải; Những đánh giá sơ bộ về tính hợp pháp của hồ sơ sau khi căn cứ vào các điều luật di trú.
Các hồ sơ liên quan USCIS đã nhận được: Phần thống kê này sẽ cung cấp cho nhà đầu tư danh sách hồ sơ đã nộp. Điều này giúp Anh/Chị kiểm tra chi tiết những gì đã cung cấp. Đồng thời, nhà đầu tư cũng tự đánh giá được mức độ thuyết phục của tài liệu trước đó.
Các hồ sơ, thông tin, giải trình mà nhà đầu tư cần phải cung cấp thêm: Đối với hồ sơ có thuật ngữ di trú RFE, NOID, đây là phần quan trọng nhất khi phân tích. Những yêu cầu của USCIS là cơ sở để nhà đầu tư chuẩn bị phản hồi đầy đủ và thuyết phục nhất. Tuy nhiên, một số yêu cầu bổ sung đều được trình bày chung chung, không giới hạn loại hồ sơ hay thông tin giải trình.
5.Chiến lược phản hồi RFE, NOID
Thông thường, luật sư di trú sẽ giúp nhà đầu tư đưa ra chiến lược phản hồi hiệu quả nhất. Dù từng đơn vị có cách khác nhau, nhưng điều tuân thủ các quy tắc chung như:
a.Tuân thủ thời hạn của RFE, NOID
Điều đầu tiên khi nhận RFE, NOID là phân chia thời gian rõ ràng. Đảm bảo việc chuẩn bị, cung cấp hồ sơ mà USCIS yêu cầu sẽ không vượt quá thời hạn quy định. Thông qua đó, nhà đầu tư cũng xác định được thời gian cụ thể để hoàn thành từng chi tiết cần giải trình.
Kể cả thời hạn đã gần kề, nhà đầu tư cũng tuyệt đối không nộp hồ sơ khi chưa chuẩn bị đầy đủ. Ưu tiên hàng đầu chính là đáp ứng toàn bộ thông tin USCIS cần biết nhưng vẫn đảm bảo lịch trình hợp lý.
b.Phân tích kỹ lưỡng yêu cầu thuật ngữ di trú từ USCIS
Nhà đầu tư cần đọc qua thật chi tiết và nghiên cứu từng yêu cầu của USCIS. Các đoạn phân tích, hồ sơ cần bổ sung, tài liệu cần chứng minh… sẽ giúp nhà đầu tư hiểu được mục tiêu mà USCIS muốn làm rõ. Nếu không phân tích lập luận của USCIS, nhà đầu tư có thể hiểu sai nội dung. Từ đó, việc chuẩn bị hồ sơ sẽ không khớp với yêu cầu đưa ra.
c.Chuẩn bị hồ sơ đầy đủ và thông tin giải trình thuyết phục
Từng hồ sơ chuẩn bị đều nên bám sát chi tiết các yêu cầu của USCIS. Tương ứng với mỗi yêu cầu, nhà đầu tư sẽ chuẩn bị tài liệu hoặc giải trình phù hợp. Dù là điểm nhỏ nhất, nhà đầu tư cũng không được bỏ qua.
Nhà đầu tư cần phối hợp chặt chẽ với đơn vị di trú và luật sư, nhà phát triển dự án. Họ là những chuyên gia giàu kinh nghiệm trong việc đưa ra phương án giải quyết vấn đề. Họ sẽ giúp nhà đầu tư có sự chuẩn bị kỹ lưỡng nhất cho tài liệu nộp bổ sung.
Đảm bảo tính minh bạch của hồ sơ bổ sung là điều vô cùng quan trọng với nhà đầu tư. Dù bất cứ tình huống nào, Anh/Chị tuyệt đối không làm giả hồ sơ, đưa thông tin sai sự thật… Anh/Chị cần tham khảo và nhận tư vấn từ luật sư di trú khi quyết định chọn hồ sơ bổ sung.
d.Sắp xếp hồ sơ rõ ràng
Sau khi thực hiện đầy đủ bộ hồ sơ, nhà đầu tư cần xếp chúng theo thứ tự rõ ràng. Các tài liệu được đặt theo từng đề mục và yêu cầu tương ứng từ USCIS. Với đơn vị chuyên nghiệp, họ sẽ có đủ kiến thức để sắp xếp và giải đáp vấn đề USCIS đưa ra một cách thuận lợi nhất.
Khi hiểu rõ những thuật ngữ di trú, nhà đầu tư có thể sắp xếp và chuẩn bị hiệu quả hơn cho hồ sơ định cư Mỹ của gia đình. Đơn vị đồng hành và luật sư sẽ giúp Anh/Chị đảm bảo được tỷ lệ được chấp thuận cao hơn.
Dự án EB-5 an toàn lấy thẻ xanh Mỹ – Cota Vera
Hiện nay, dự án EB-5 tối ưu nhất để lấy thẻ xanh Mỹ là Cota Vera. Dự án đến từ Tập đoàn HomeFed được đánh giá vô cùng an toàn và hiệu quả vì:
- Tôn trọng tối đa quyền lợi nhà đầu tư qua việc thế chấp bất động sản cho khoản vay EB-5
- Dự án vẫn thuộc T.E.A. (khu vực việc làm mục tiêu) kể cả khi luật mới được áp dụng. Đây là ưu thế nổi bật vì hầu hết dự án trên thị trường sẽ không đủ chuẩn T.E.A. Điều này đồng nghĩa với việc Anh/Chị phải bỏ ra 1.800.000 USD thay vì chỉ 900.000 USD để tham gia
- Sở Di trú Mỹ USCIS đã cấp toàn bộ giấy phép cần thiết
- Dự án đã tạo ra vượt hơn 1.000 việc làm, đảm bảo đáp ứng điều kiện nhận thẻ xanh
- Chứng thư ủy thác tài sản cao nhất được chính phủ ghi nhận
- Nhà đầu tư được đảm bảo vị trí an toàn nhất trong quỹ đầu tư
Quý nhà đầu tư quan tâm chương trình Định cư Mỹ EB-5 và dự án Cota Vera, vui lòng liên hệ với Khai Phú theo thông tin bên dưới.
KHAI PHÚ INVESTMENTS & MIGRATION
Văn phòng TP.HCM:
Tầng 34, Tòa nhà Bitexco Financial Tower, Số 2 Hải Triều, Quận 1.
Hotline: 0901 888 803 – (028) 6291 8889
Văn phòng Hà Nội:
Phòng 612, tòa nhà Spaces Belvedere, số 28A Trần Hưng Đạo, Quận Hoàn Kiếm.
Hotline: 0901 888 830 – (024) 7101 4029