Các hạn chế đi lại do COVID-19 đã khiến việc di cư đến Úc rơi vào khó khăn. Trong thời gian diễn ra đại dịch, khoảng 500.000 người lao động nhập cư tạm thời đã rời khỏi Úc. Hiện nhiều doanh nghiệp Úc đang kêu gào tìm thêm nguồn nhân sự. Vậy, những người di cư thiếu hụt ở Úc là ai, họ đã làm việc ở đâu và khi nào họ quay trở lại?

 

Thiếu hụt nguồn lao động nhập cư Úc

Theo báo cáo của Grattan Institute, lực lượng lao động nhập cư ở Úc chiếm 1,5 triệu người (01/2022). Giảm hơn so với con số 2 triệu vào năm 2019. Số lượng sụt giảm 500.000 người chủ yếu là sinh viên quốc tế và những người đi làm mùa vụ.

Hiện có khoảng 335.000 sinh viên quốc tế ở Úc – bằng một nửa so với năm 2019 – và chỉ có 19.000 người đi làm trong kỳ nghỉ – ít hơn khoảng 85%. Số lao động có tay nghề tạm thời giảm khoảng 20%. Hầu như tất cả 660.000 công dân New Zealand sống ở Úc bằng thị thực tạm thời vẫn ở lại trong suốt đại dịch.

lam viec tai uc 2

Sự thiếu hụt nguồn lao động từ chương trình di cư tạm thời chưa được khai thác này đang làm ảnh hưởng đến một số loại hình doanh nghiệp. Trước đại dịch, khoảng 17% người lao động đã đến làm việc tại Úc bằng thị thực tạm thời. Nguồn lao động tạm thời này chủ yếu là sinh viên quốc tế làm các vị trí như bồi bàn, phụ bếp và phục vụ quầy bar.

Nhu cầu đối với các dịch vụ này vẫn cao. Vì vậy không có gì ngạc nhiên khi các nhà tuyển dụng trong ngành khách sạn đang săn lùng nhân sự. Dữ liệu gần đây nhất từ ​​Cục Thống kê Úc cho thấy khoảng 33% doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ khách sạn trong tháng 2 đăng tuyển nhân sự bổ sung, tăng 15% so với vào tháng 2/2020.

Trong khi đó, lĩnh vực nông nghiệp đang gặp khó khăn vì những người làm việc mùa vụ. Vốn chiếm khoảng 4% lực lượng lao động nông nghiệp, nay hầu như vắng mặt hoàn toàn.

lam viec tai uc

Mức lương dành cho nguồn lao động nhập cư Úc tăng lên

Trưởng Hội đồng Công đoàn Úc – Sally McManus đã cho rằng tỷ lệ thất nghiệp thấp trong lịch sử của Úc là do việc đóng cửa biên giới.

Biên giới đóng cửa có thể đã thúc đẩy triển vọng việc làm và tiền lương trong các lĩnh vực mà lao động nhập cư tạm thời hiện đang bị thiếu hụt. Điều đó có thể đã mang lại lợi ích cho những người Úc trẻ tuổi, đặc biệt là những người làm việc trong lĩnh vực khách sạn.

Tuy nhiên, ở 1 phương diện khác, việc nguồn lao động nhập cư giảm so với trước đại dịch lại không có tác động nhiều đến triển vọng việc làm và tiền lương của người lao động Úc nói chung. Khi lao động nhập cư đến Úc, họ tiêu tiền vào cửa hàng tạp hóa, nhà ở, phương tiện đi lại, v.v. Ít người nhập cư hơn đồng nghĩa với việc chi tiêu đó cũng ít hơn. Đồng nghĩa với việc nhu cầu lao động để sản xuất hàng hóa và cung cấp dịch vụ cũng sẽ ít đi.

Nghiên cứu của Grattan Institute được công bố vào tháng 2 cho thấy, chi tiêu của chính phủ và các chính sách kích thích của Ngân hàng Dự trữ, chứ không phải đóng cửa biên giới, là nguyên nhân chính dẫn đến tỷ lệ thất nghiệp thấp. Lãi suất thấp kỷ lục và mức hỗ trợ chưa từng có của chính phủ đối với các doanh nghiệp và hộ gia đình có tácd động lớn hơn từ 7 đến 8 lần so với tác động của việc đóng cửa biên giới.

Thực hiện các thay đổi vĩnh viễn đối với chính sách thị thực lao động nhập cư Úc

Chính phủ liên bang đã thực hiện các biện pháp ngắn hạn để thu hút sinh viên quốc tế và những người làm việc mùa vụ trở lại Úc. Lệ phí nộp đơn cho những người nộp đơn xin thị thực sẽ được hoàn lại.  Loại bỏ giới hạn 40 giờ làm việc mỗi hai tuần cho sinh viên quốc tế

lam viec tai uc 3

Tuy nhiên, nên tránh những thay đổi sâu hơn đối với chính sách thị thực chỉ vì để đối phó với tình trạng thiếu lao động ngắn hạn. Sinh viên và những người đi làm mùa vụ có khả năng sẽ dần trở lại khi biên giới đã mở lại. Chính phủ dự kiến ​​lượng nhập cư ròng ra nước ngoài sẽ tăng từ 41.000 người vào năm 2021-2022 lên 180.000 người vào năm 2022-2023 và 213.000 người vào năm 2023-2024.

Việc mở rộng các chính sách, sẽ dẫn đến nguồn lao động kỹ năng thấp, mức lương thấp. Từ đó tạo nguy cơ gây áp lực giảm lên mức lương của những người lao động hiện đang đảm nhiệm những vai trò đó.

Như chúng ta đã thấy trong lĩnh vực nông nghiệp và khách sạn, một khi tuyển dụng lao động lương thấp, thì rất khó để quay ngược kim đồng hồ. Những thay đổi tạm thời đối với chính sách nhập cư để giải quyết các vấn đề ngắn hạn sẽ trở thành vấn nạn lâu dài.

Ưu và nhược điểm khi sống và làm việc tại Úc

Ưu điểm khi sống và làm việc tại Úc

  • Thu nhập và mức sống cao hơn. Thu nhập trung bình hàng năm ở Úc là 79,632 AUD.
  • Tỷ lệ thất nghiệp thấp
  • Úc sẽ mang đến nhiều cơ hội hơn để thăng tiến sự nghiệp
  • Cơ hội định cư lâu dài tại Úc
  • Hệ thống chăm sóc sức khỏe và giáo dục ở Úc rất tuyệt vời
  • Thời tiết tại Úc dễ chịu và ấm áp
  • Hệ sinh thái động đất đa dạng và quý hiếm
  • Khả năng kết nối quốc tế rộng hơn khi làm việc và sinh sống tại Úc
  • Úc có nền văn hoá đa dạng

lam viec tai uc 4

Nhược điểm khi sống và làm việc tại Úc

  • Chi phí sinh hoạt cao
  • Tìm việc khó và tốn nhiều thời gian
  • Khó có được các khoản thế chấp. Đặc biệt là đối với người nước ngoài
  • Bất động sản có giá khá đắt đỏ
  • Tại các thị trấn nhỏ, thường thiếu các hoạt động văn hoá và sinh hoạt
  • Chi phí Bảo hiểm y tế tư nhân cao
  • Việc đi lại giữa các thành phố rất khó khăn và hành trình có thể kéo dài

TẠI SAO CHỌN KHAI PHÚ?

CHỌN ĐỒNG HÀNH CÙNG KHAI PHÚ – HIỆN THỰC HÓA GIẤC MƠ DI TRÚ

Khai Phú Investments & Migration có hơn 12 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Đầu tư di trú, hỗ trợ hơn 1.000 gia đình định cư thành công tại các quốc gia Mỹ, Úc, Châu Âu, Canada và khu vực Caribbean. Khai Phú hiện hợp tác với các Tập đoàn và Hãng luật toàn cầu có hơn 40 năm kinh nghiệm. Đội ngũ nhân viên tận tâm, chuyên nghiệp. Khai Phú sẽ là người bạn đồng hành cùng quý Anh/Chị hiện thực hóa giấc mơ định cư.

Nếu Quý anh chị nhà đầu tư Quan tâm chương trình Định cư Úc. Xin vui lòng liên hệ với Khai Phú theo thông tin bên dưới.

KHAI PHÚ INVESTMENTS & MIGRATION

Văn phòng TP.HCM:

Tầng 34, Tòa nhà Bitexco Financial Tower, Số 2 Hải Triều, Quận 1.

Hotline: 0901 888 803 – (028) 6291 8889

Văn phòng Hà Nội:

Tầng 4, tòa nhà Sun Ancora, số 03 Lương Yên, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội

Hotline: 0901 888 830 – (024) 7108 9111